Xin giới thiệu bài viết của nhà văn Hoàng Quốc Hải có tiêu đề Độc đáo trà Việt. Ông có dịp lên đất chè Thái Nguyên trong một buổi trao đổi về văn hóa trà.
Độc đáo Trà Việt theo góc nhìn của Hoàng Quốc Hải
- Để xem nét độc đáo trà Việt, trước hết tìm hiểu nguồn gốc cây trà. Cây trà có từ bao giờ? Và quê hương đầu tiên của nó ở đâu hiện chưa có câu trả lời chính xác. Có thể Việt Nam, cụ thể là miền Bắc Việt Nam là một trong những vùng đất mà cây trà sinh trưởng vào loại sớm. Nhưng sớm nhất thì chưa thể khẳng định được. Việc đó phải nhờ vào các nhà khoa học về thực vật và các nhà trà học minh định. Nhưng có điều chắc chắn là các giống trà và họ trà đều di thực dần từ phía Nam lên phía Bắc. Khoảng đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước, một Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm khoa học Liên Xô cùng một số nhà thực vật học đã qua Việt Nam nghiên cứu về cây trà. Đoàn đã đi nhiều nơi từ Nghệ An đến Lạng Sơn cùng các tỉnh Thái Nguyên, Nghĩa Lộ, Phú Thọ, Hà Giang…
- Bằng vào cách phân tích chất cathein trong các giống trà tại các vùng đất mà nhóm nghiên cứu khoa học đã khảo sát, đặc biệt là các kết quả thu được từ những giống trà cổ Việt Nam, việc tổng hợp các chất cathein đơn giản nhiều hơn các giống trà tại các vùng khác. Từ đó đi đến kết luận về sự tiến hóa của cây trà như sau: Việt Nam – Vân Nam (Trung Hoa) – Assam (Ấn Độ)…Tất nhiên, đây mới chỉ là một đề tài còn khiêm tốn. Bởi vùng khảo sát chưa rộng, mức độ thâm nhập khoa học chưa sâu. Song như vậy cũng đủ xác định về nguồn gốc cây trà của vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa.
- Độc đáo trà Việt rất bất ngờ về nguồn gốc cây trà. Số là gần đây có một chuyên gia về trà đạo Nhật Bản, ông Hideo Onishi khi qua thăm các vùng trà Việt Nam như vùng chè Tân Cương Thái Nguyên, Phú Thọ, Mộc Châu…đặc biệt là vùng trà Suối Giàng, tiếp xúc với cả một rừng trà với những cây trà đại thụ, vòng thân tới mấy người ôm ở độ cao từ 1500m đến 1800m so với mặt nước biển. Cây trà ở đây sinh trưởng tự nhiên trong môi trường thuần khiết, không hề có tác động về bất kể phương tiện gì của con người.
- Ông người Nhật này mê mẩn bởi Suối Giàng sản ra được loại trà siêu sạch đúng nghĩa. Búp trà phơi khô tự nhiên hoặc sao sấy đều có mầu trắng nhờ nhờ như một lớp tuyết phủ nhẹ. Nước trà này khi pha hãm có màu xanh ngả vàng, hương thơm, vị đậm. Kết thúc cuộc thăm viếng các vùng trà Việt Nam, ông Hideo Onishi phát biểu: “Tôi tin rằng các giống trà của Trung Quốc đều có nguồn gốc từ Việt Nam”. Và ông hứa: “Phần còn lại của đời tôi, tôi sẽ dành cho cây trà Việt Nam”.
- Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn trích dẫn như sau: Về xuất xứ của cây trà, Lục Vũ viết: “Trà là loại cây tốt ở phương Nam, cây như cây qua lô, lá như lá chi tử, hoa như hoa bạch tường vi, trái như trái cây bạnh lư, nhụy như nhụy hoa đinh hương, mùi vị rất hàn… Ở Giao Chỉ và Quảng Châu người ta rất quý thứ này, hễ có khách tới nhà, thì trước hết lấy thứ này (trà) ra (pha) đãi khách”. Và Nghiên Bắc tạp chí chép: Lý Trọng Tôn học sĩ nói: “Trà ở Giao Chỉ như rêu xanh, vị cay gắt gọi là đăng”. Chỉ riêng việc Lục Vũ mô tả về cây trà, đủ biết nó rất xa lạ với người Trung Hoa thời trung đại.
- Cũng trong Vân Đài loại ngữ, quyển IX phần “Phẩm vật”, nhà bác học Lê Quý Đôn viết về sự độc đáo trà Việt như sau: “Những núi Am thiền, Am giới, Am các ở huyện Ngọc Sơn tỉnh Thanh Hóa đều sản xuất thứ trà đăng này. Cây trà mọc liên tiếp khắp rừng, người bản thổ hái lá, làm cho nát ra, phơi khô trong bóng mát, nấu mà uống, tính nó hơi hàn, có thể làm cho mát tim phổi, giải khát và ngủ ngon. Hoa và nhụy càng tốt nữa, có mùi hương tự nhiên. Thôn ấy gọi là Vân Trai, giáp Bạng thượng, chuyên buôn bán thứ trà này, nhân đó tục gọi là Trà Bạng”. Trên đây Lê Quý Đôn nói đến trà rừng. Ngoài ra trong nông thôn miền Bắc Việt Nam, cụ thể là vùng đồng bằng sông Hồng còn trồng cây trà ở trong vườn để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt gia đình, gọi là trà vườn.
Nét độc đáo trà Việt cổ xưa chủ yếu dựa vào việc khai thác từ trà rừng.
- Nhưng từ non một thế kỷ nay, trà được trồng tại nhiều vùng trong cả nước. Ở miền Bắc nhiều nơi trồng trà, nhưng quy hoạch thành từng vùng để trở thành trà hàng hóa thì chỉ có các địa danh như Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lâm Đồng. Diện tích trồng trà cả nước có khoảng trên 100.000 ha. Tổng sản lượng trà của cả nước khoảng gần 100.000 tấn; bốn phần năm trong số đó dành cho xuất khẩu, chưa đạt 100 triệu USD. Nghĩa là ta chỉ chào bán được giá trung bình hoặc thấp. Mặc dù trà nguyên liệu của ta chất lượng khá tốt. Nhưng khâu chế biến của ta còn yếu…
- Theo chủ ý của riêng tôi, không có loại trà nào trên thế giới có thể so sánh được với trà Thái Nguyên của Trà Minh Cường. Nhưng phải là loại trà tại vùng chè Tân Cương Thái Nguyên. Trồng và thu hái theo tự nhiên, chỉ bón phân chuồng ủ mục chứ không phun thuốc trừ sâu, phân hóa học, thuốc kích thích để cho năng suất cao. Loại trà trồng theo kiểu truyền thống, chỉ ngắt một tôm hai lá và sao suốt bằng chảo đất để uống mộc, chứ không ướp tẩm một thứ hương hoa nào, thì ta có quyền thách thức bất cứ một loại trà hảo hạng nào trên cõi nhân gian này. Mới đây, sử dụng chè Tân Cương Long ẩm thấy đúng điệu quá !
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Việt nam là quê hương của cây trà