Việt nam là quê hương của cây trà

Trà Minh Cường cho rằng Việt Nam là quê hương của cây trà mà không phải là Trung Quốc. Chúng tôi đã phủ nhận cây trà phát sinh từ Trung Hoa. Cách lý luận này có thể tóm lược như sau bạn có thể tham khảo dưới đây!

  1. Dẫn chứng Việt Nam đã biết tới cây trà trước Trung Hoa từ rất lâu

Từ xưa cho đến ngày nay, các địa danh làm trà cũng như các vùng sản xuất trà quan trọng nhất đều ở phía nam sông Dương Tử hoặc ở vùng biên giới Tây Nam.
Chưa bao giờ có ai nhắc đến các vùng đất trung hoa cổ đại phía bắc sông Hoàng Hà có trồng trà.
– Không có tài liệu viết nào nói cây trà đã xuất hiện ở thời cổ Trung Quốc. Phần viết về cây trà ở sách Bản Thảo được cho là phần ngụy tạo về sau.
– Cây đồ ở Kinh Thi và trong sách Nhĩ Trà thật sự chỉ là cây Khổ Trà không phải cây trà.
– Một hướng dẫn chứng cụ thể là không có cây trà ở thiên nhiên trên đất Trung Quốc.
Vì vậy ta thấy rất nhiều huyền thoại về Trung Quốc đều gián tiếp nói sự việc này: Trà cho do chim tha đến, trà sinh tử mắt mí của một Thiền sư đến từ Thiên Trúc.
Lịch sử Trung Quốc cũng luôn luôn cho thấy tục uống trà là do miền Nam đưa lên miền Bắc.

Hiện nay, tài liệu cổ nhất cho thấy dân Thục Tứ Xuyên biết uống trà trước dân miền Trung Thổ. Xử đến thời tam quốc mới chỉ nói đến vua tôn họng vua nước Ngô miền Nam ban tiệc trà thay vì tiệc rượu. Cho đến thời Nam-Bắc triều 420 – 581 tục uống trà mới bành trướng rộng ở Giang Nam. Đến đời Tùy 581- 621 tiền chiều của thời đại hoàng kim nhà đường 618 – 907 trà mới lăn qua miền Bắc.Sau biến cố lịch sử Tùy Văn Đế 589 – 601 được chữa khỏi bệnh nhức đầu nhờ uống trà.

2. Những nghệ sĩ Trung Quốc đưa việc uống trà, làm trà trở thành nghệ thuật tinh vi

Chúng ta cũng phải tôn trọng một sự thực hiển nhiên về sự phát triển chóng mặt của cây trà qua Trung Quốc. Quả thật dân tộc Trung Quốc nói chung và đặc biệt là các thiền sư, ẩn sĩ, nghệ sĩ ở đây đã khuất chương, đã phát triển trong suốt đưa việc uống trà, làm trà trở thành nghệ thuật tinh vi. Họ xứng đáng hãnh diện với một cái tên nôm na mà người ta gọi là Trà Tàu.

Nhân loại nói chung, phải cảm tạ họ như nhân loại cảm tạ nước mắm Việt Nam, với rượu Pháp. Điều đó không có nghĩa là chỉ có Việt Nam mới có nước mắm, Pháp mới có rượu, Trung Quốc mới có trà. Trà Minh Cường rất lắm làm cảm phục cách làm trà Tàu. Cách thưởng trà nơi đây cũng rất độc đáo. Đáng để những tiểu bối như Trà Minh Cường học hỏi theo.

3. Cây trà với quê hương Việt Nam

Như ai lấy tao biết chỉ hơn 15 lệ thuộc nhà Minh (1414 – 1427), tài liệu văn hóa của chúng ta cần như bị tru diệt hoàn toàn. Chiếu dụng của vua Minh còn đó: Đốt hết kho tàng lịch sử cha ông bao đời, trở hết sách vở về tàu kể cả những sử dụng trên bia đá viết trên núi cũng bị đục bỏ…Cho nên tài liệu viết của chúng ta còn lại trước thời kỳ này đại đa số là một vài bài thơ, tài liệu còn được các nhà chùa cất giữ. Nhưng điều hiển nhiên ở đâu bất cứ thời này dễ ta tìm thấy chữ là ta cũng sẽ tìm thấy chữ viết về trà. Một trong những bài thơ cổ còn lại của ta ở thời nhà Lý cũng đã nhắc đến trà:
Tặng quân thiên lý viễn. Tiếu bả nhất bình trà!”

( Tặng bạn xa ngàn dặm. Cười dâng một bình trà) – Theo Viên Chiếu Thiền Sư

Cũng từ thời nhà lý ta đã thấy nhiều nhà chùa ở trên núi cũng thường khai thác trà để tự túc kinh tế:

Sơn tăng hoạt kế trà tam mẫu
Ngưu phủ sinh ngay trúc nhất cần
-Theo Cao Tăng Truyện
Tất cả những luận cứ đó chúng tôi chỉ đưa đến kết luận Việt Nam đã biết trà trước Trung Quốc rất lâu. Có nghĩa là Việt Nam là quê hương của cây trà. Lối uống trà ở Việt Nam rất sơ sài: trà xanh tươi, trà nụ. Nhưng truyền thống đó đến Trung Quốc, người trung quốc đã nâng lên thành nghệ thuật tinh vi. Đến lúc này Việt nam lại nhập cảng trở về nghệ thuật uống trà của Trung Quốc mà ta gọi nôm na là Trà Tàu. Cũng tương tự như đại đa số các sơn môn giáo phái Phật giáo ở Việt nam sau này đều phát gốc từ Phật giáo Trung Hoa mặc dù Việt Nam biết đến phật giáo trước đất nước họ.

Bạn đọc có thể quan tâm về cây trà:

Cùng Trà Minh Cường tản mạn về nguồn gốc cây trà từ thời nguyên thủy mới bắt đầu nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *