Hiên nay, xây dựng thương hiệu Chè Tân Cương Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến sức cạnh tranh của các sản phẩm chè trên thị trường yếu, thật giả lẫn lộn.
Theo thống kê, có tới 70% sản lượng chè Thái Nguyên được sản xuất và chế biến thủ công bởi các hộ sản xuất nhỏ. Với những hộ cá thể này, Xây dựng thương hiệu Chè Tân Cương Thái Nguyên là điều gì đó quá xa lạ. Chẳng ai hiểu được tường tận rằng xây dựng thương hiệu chè thái nguyên như thế nào. Nhiều người làm chè đơn giản nghĩ nó là cái tem mác, là cái logo và thường ra nhờ quán phô tô vẽ vời in ấn thiếu sự chuyên nghiệp.
Về xây dựng thương hiệu Chè Tân Cương Thái Nguyên, đại diện chính quyền Thái Nguyên cho biết, hầu hết các doanh nghiệp và HTX sản xuất chè trên địa bàn tỉnh còn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này, cả tỉnh Thái Nguyên có một vài nhãn hiệu hàng hóa về chè được đăng ký bảo hộ và công bố chất lượng sản phẩm như Tân Cương Hoàng Bình, Công ty cổ phần chè Thái Nguyên, Công ty chè Minh Cường… Trong đó, mặc dù là một đơn vị phát triển từ cơ sở sản xuất chè với quy mô không lớn, song Công ty Minh Cường đã khá bạo dạn trong xây dựng thương hiệu chè với tên từng dòng sản phẩm nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng như chè Tân Cương Long ẩm, chè Tân Cương Nhất phẩm…
Ông Nguyễn Minh Cường cho biết, việc xây dựng thương hiệu chè thái nguyên cần phải đào tạo bài bản cho bà con, nó phải có quy trình, từ vùng nguyên liệu đến công nghệ chế biến, quản lý chất lượng, nhận diện thương hiệu, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm, xây dựng website giới thiệu… chứ không chỉ đổ tiền ra quảng cáo cho một cái tên sản phẩm hay đơn thuần là tem mác trên gói trà là xong. Để Xây dựng thương hiệu Chè Tân Cương thành công, theo Ông Minh Cường, thời đại hội nhập, chất lượng hàng hóa và hình thức sản phẩm cần cân đối hài hòa, cần có một sự đầu tư nhất quán và chiến lược cụ thể, rõ ràng; vận động người tiêu dùng tin dùng các sản phẩm trà xanh Thái Nguyên có thương hiệu, đăng ký công bố chất lượng.
Theo các chuyên gia, xây dựng thương hiệu Chè Tân Cương Thái Nguyên là cần thiết và có cơ sở bởi sản lượng chè Tân Cương, chè Thái Nguyên.
Những năm qua, chè tân cương thái nguyên đã đạt đến một khối lượng đủ lớn và ổn định, chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều còn lại là làm sao để các công ty, đơn vị bán sản phẩm trà phải có giá cạnh tranh và theo những kênh chuyên nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích, đặc biệt là nâng cao lợi ích của người trực tiếp sản xuất trên các đồi chè tân cương, thay vì thương lái như hiện nay.
Giải pháp căn bản để xây dựng thương hiệu Chè Tân Cương Thái Nguyên là: Một, bà con trồng chè, HTX và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè tân cương thái nguyên phải chủ động tổ chức sản xuất các sản phẩm chè xanh theo chuỗi giá trị. Các diện tích chè sạch, chè an toàn Tân Cương phải đủ lớn, được sản xuất hàng hóa, có hợp đồng với các nhà máy để chủ động nguyên liệu cho các nhà máy và truy suất được nguồn gốc sản phẩm trà. Ngoài ra, làm sao các HTX chè phải là cầu nối giữa các hộ cá thể trồng chè ở Tân Cương và các doanh nghiệp, xây dựng đối tác làm ăn với doanh nghiệp.
Về góc độ quản lý, tỉnh Thái Nguyên quan tâm, tạo điều kiện cho quá trình xây dựng thương hiệu chè tân cương thái nguyên bằng cách tạo cơ chế, môi trường khuyến khích đầu tư vào ngành chè trên cơ sở quy hoạch rõ ràng, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiếp cận thông tin thị trường, hỗ trợ ngân sách quảng bá nhãn hiệu chè Thái nguyên… Về phía Nhà nước, cần tạo ra khung pháp lý để các giải pháp xây dựng thương hiệu Chè Tân Cương Thái Nguyên được thực hiện thuận lợi, có hiệu quả.