Ở nhiều nơi trên đất chè Thái Nguyên, bà con đã mạnh dạn Sản xuất chè VietGAP Thái Nguyên để bảo đảm uy tín chất lượng các sản phẩm trà cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước.
1. Mạnh dạn Sản xuất chè VietGAP Thái Nguyên
Sản xuất chè VietGAP Thái Nguyên là quá trình sản xuất sản phẩm chè an toàn, có quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, việc phát triển các mô hình chè VietGAP đang được các nhà quản lý, người tiêu dùng và người trồng chè Thái Nguyên đặc biệt quan tâm. Từ năm 2009, mô hình đầu tiên sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã được thực hiện ở xã Hòa Bình, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 30 mô hình chè VietGAP ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Tx. Phổ Yên, Phú Lương và TP Thái Nguyên, với tổng diện tích khoảng 300ha. Mô hình sản xuất chè an toàn này là hoàn toàn đúng đắn, hướng đến phát triển bền vững.
Chúng tôi tìm hiểu tại xóm Ao Cang, xã Bá Xuyên, Sông Công, Thái Nguyên thì được biết, nơi đây đang có 20 ha chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Mùa này, búp chè đang căng, từng nhóm nông dân mải miết thu hái dưới nắng thu vàng nhẹ. Nhờ hướng dẫn của Chính quyền, chị em làm chè thường xuyên truyền đạt kinh nghiệm chăm sóc và chế biến chè an toàn cho nhau, cùng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là việc thường xuyên. Hay, việc bón phân cho chè phải đúng thời điểm chè “nứt mắt” – đó là khoảng thời gian 20 ngày khi hái, ở nốt hái nứt một kẽ nhỏ thì bón phân tổng hợp sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Quan trọng nhất trong làm chè VietGAP là tuân thủ nghiêm ngặt cách phun thuốc bảo vệ thực vật, thường sau 5-7 ngày vừa hái để kích mầm, giúp chè chống dịch bệnh tốt nhất và đảm bảo sản phẩm trà Thái Nguyên an toàn.
Cần phải làm sao để bà con mạnh dạn Sản xuất chè VietGAP Thái Nguyên. Thực tế, đa phần người dân vẫn quen với việc làm tự do, nên khi chuyển sang mô hình sản xuất chè VietGAP đòi hỏi nhiều quy trình hơn thì ngại. Ví dụ đơn giản nhất là người làm phải tuân thủ nghiêm túc việc ghi chép vào cuốn sổ cá nhân lịch chăm sóc, bón phân, phun thuốc cho cây chè đến thu hái, chế biến và giao bán. Nhìn vào sổ, từng hộ sẽ so sánh về chất lượng, năng suất chè qua việc bón phân, phun thuốc khác nhau. Không giấu kinh nghiệm, họ sẵn sàng truyền đạt cho các hội viên để có thể nâng cao giá bán chè búp khô, đầu tiên bắt nguồn từ việc chăm sóc, thu hái và phát hiện dịch bệnh.
2. Tăng cường vận động Sản xuất chè VietGAP Thái Nguyên
Bên cạnh điều tích cực, thì thực vẫn còn trạng người dân không mặn mà với mô hình Sản xuất chè VietGAP Thái Nguyên. Nguyên nhân chủ yếu là do giá chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP không cao hơn giá chè thông thường. Chưa kể, người sản xuất và tiêu dùng chưa có cái nhìn đúng đắn về sản phẩm chè sạch và việc tổ chức, quản lý quy trình chất lượng tại các tổ sản xuất còn nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi tư duy của người trồng chè, thói quen của người tiêu dùng, củng cố phương pháp quản lý và tạo điều kiện về tiêu thụ cho sản phẩm chè VietGAP Thái Nguyên.
Để các hộ dân hào hứng Sản xuất chè VietGAP Thái Nguyên, vai trò của Chính quyền là vô cùng quan trọng. Cùng với công tác tuyên truyền, các địa phương của Thái Nguyên cũng cần quy hoạch sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng sản xuất tập trung và hoàn thiện cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trạm bơm, hệ thống điện. Đồng thời, tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý những cơ sở sản xuất, kinh doanh chè không an toàn, hướng người tiêu dùng đến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, cần tư vấn, hỗ trợ người dân làm mẫu mã, đăng ký nhãn hiệu tập thể, quảng bá thương hiệu sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm chè đại trà. Tỉnh Thái Nguyên cũng cần xem xét thành lập đơn vị độc lập chuyên giúp đỡ người dân lĩnh vực này.
Một hộ làm chè ở Phổ Yên mong muốn trong thời gian tới sẽ được các cấp, ngành quan tâm đầu tư nhiều hơn đối với mô hình Sản xuất chè VietGAP Thái Nguyên. Cụ thể, mở cơ sở sản xuất, chế biến, tìm thị trường tiêu thụ cho người dân yên tâm làm chè. Thêm một vấn đề nữa là người dân làm mô hình sản xuất chè VietGAP rất mong các cấp, ngành chức năng định hướng tiêu thụ để sản phẩm có “chỗ đứng” trên thị trường. Mặt khác, quý khách mua chè ơi, mọi người cũng cần là những người tiêu dùng thông thái, trả giá cao hơn cho các sản phẩm trà sạch Thái Nguyên so với các sản phẩm đại trà.