Câu chuyện người làm chè Thái Nguyên là một người phụ nữ, đắm đuối vì sự phát triển của cây chè, của các sản phẩm trà bảo đảm chất lượng.
1. Câu chuyện người làm chè Thái Nguyên
Khi Festival Trà Thái Nguyên lần thứ 3 đang đến gần, chúng tôi có dịp cùng Chủ tịch Hiệp hội chè Thái Nguyên, chị Ngà về vùng chè Tân Cương Thái Nguyên để cảm nhận không khí chuẩn bị cho sự kiện quan trọng của bà con nơi đây. Nhớ lại câu chuyện người làm chè Thái Nguyên, người phụ nữ tiêu biểu ấy từ hồi ngồi trên ghế giảng đường đại học, chị say mê tìm hướng phát triển cho cây chè trên đất Thái Nguyên. Chị đã cùng bạn bè chăm chỉ tìm hiểu, đọc tài liệu hướng dẫn cách làm chè từ ngày xưa, cũng như sách vở khoa, từ đó định hình ra cách làm chè tốt nhất về bày cho ba mẹ, xóm giềng bà con làm theo, bỏ những cách làm không hay đi.
Chị Ngà, người làm chè Thái Nguyên cũng đã chỉ rõ những thách thức đối với cây chè Thái Nguyên hiện nay. Theo chị, lĩnh vực xuất khẩu chè còn gặp nhiều nhiều khó khăn do đa số các doanh nghiệp chế biến chè chưa có vùng nguyên liệu nên còn bị động trong sản xuất, chế biến,chưa thiết lập được nguồn nguyên liệu chè tươi ổn định. Đối với một số thị trường khó tính như EU, Mỹ, hầu hết các doanh nghiệp không xâm nhập được hoặc xuất khẩu không đáng kể. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước chưa thực sự gắn bó, nên chưa có sự hỗ trợ nhau về thông tin thị trường.
2. Người làm chè Thái Nguyên hiến kế
Chị Ngà, tập hợp ý kiến của những Người làm chè Thái Nguyên hiến kế cho chính quyền nhiều giải pháp thiết thân. Chẳng hạn như cần xây dựng thương hiệu và hệ thống quản lý từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ chè. Cùng với nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã được bảo hộ từ năm 2006, cần thực hiện thủ tục để Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm chè của các vùng chè trên địa bàn tỉnh như “Chè La Bằng”, “Chè Trại Cài”, “Chè Vô Tranh” , “Chè Phổ Yên” và Chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương.
Ngoài ra, những Người làm chè Thái Nguyên cho rằng, chính quyền cần nâng cao nhận thức của người sản xuất chè theo tiêu chuẩn an toàn. Do vậy, nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chế biến chè được chị giới thiệu tới bà con trong tỉnh. Trong đó, nên tập trung ở các vùng chè đặc sản và phải có biện pháp quản lý chặt chẽ từ tỉnh đến cơ sở để quản lý từ khâu quy hoạch vùng sản xuất, khâu sản xuất, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đến khâu canh tác, thu hái, bảo quản, chế biến chè đảm bảo theo VietGAP, UTZ. Không nên duy trì hình thức hộ nông dân tự sản xuất – chế biến – tiêu thụ mà phải có liên kết tạo sản lượng lớn gắn với nhu cầu của thị trường… Nhân dịp Festival Trà sắp tới các đơn vị sản xuất, chế biến chè phải chuẩn bị sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, có bao bì, nhãn mác, địa chỉ… góp phần quảng bá thương hiệu che thai nguyen ngày càng bay cao, bay xa tới thị trường quốc tế.