Mặc dù có điều kiện thuận lợi, chè Định hóa Thái Nguyên vẫn chưa có thương hiệu do cách chế biến chưa bảo đảm chất lượng sản phẩm trà, vị trà còn chát.
Sản xuất Chè Định Hóa Thái Nguyên
Những năm qua, việc trồng và chế biến, sản xuất Chè Định Hóa Thái Nguyên vẫn mang tính tự phát, giá thành sản phẩm thấp, đầu ra bấp bênh… Với gần 3 nghìn ha chè, chủ yếu diện tích chè Định Hóa Thái Nguyên là chè trung du, hiện diện tích chè này đã già cỗi, năng suất, sản lượng và chất lượng đều giảm rõ rệt. Chỉ khoảng ¼ là diện tích chè cành thôi, với các giống chè như LDP1, TRI 777, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên. Các xã có diện tích chè lớn nhất huyện là: Bình Thành, Phú Đình, Sơn Phú, Điềm Mặc… Năng suất chè Thái Nguyên trung bình của huyện những năm qua đạt khoảng 110 tạ chè búp tươi/ha/năm.
Qua tìm hiểu cho thấy, hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm chè Định Hóa Thái Nguyên còn mang tính thủ công, thô sơ. Không ít các hộ dân lâu nay có diện tích chè lớn đều thu hoạch bằng máy hái chè, tỷ lệ lẫn lá già, lá vụn cao hơn so với thu hái bằng tay. Do vậy, chè búp tươi của các hộ dân thu hái bằng máy rất khó bán cho các nhà máy chế biến chè trên địa bàn. Vào chính vụ, giá chè trung bình của các hộ dân hái chè bằng máy chỉ vào khoảng 45-60 nghìn đồng/kg, trong khi chè thu hái bằng tay bán được từ 120-180 nghìn đồng/kg chè búp khô.
Thời gian qua, để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Định Hóa Thái Nguyên, chính quyền huyện đã đầu tư phát triển vùng chè nguyên liệu; vận động nhân dân trồng mới, trồng thay thế những diện tích chè trung du có năng suất, chất lượng thấp bằng những giống chè cành chất lượng cao; triển khai các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap tại các xã: Trung Hội, Phú Đình, Sơn Phú, Thanh Định…xúc tiến xây dựng các làng nghề chè, thành lập các tổ hợp tác và hợp tác xã chuyên sản xuất tra thai nguyen.
Giá chè Chè Định Hóa Thái Nguyên thấp
Do thương hiệu Chè Định Hóa Thái Nguyên chưa có tiếng vang nên giá bán còn thấp hơn các vùng chè khác của Thái Nguyên như chè Tân Cương, chè La Bằng, chè Đồng Hỷ, chè Phổ Yên. Hương vị của chè Định Hóa không chỉ được đong đếm bằng những vi chất vi lượng, mà còn là sắc hương của cả một vùng đất từng chở che, bao bọc kháng chiến. Trong hương chè Định Hóa, có cả bóng mát từ những tán cọ, hương gió, hơi nước mát lành từ dòng suối Đình, suối Khuôn Tát. Nhấp vị chè Định Hóa, thấy trong tâm tưởng ngọt ngào tiếng tính lời then, thấy ấm trên môi tình đất, tình người.
Giá chè thấp khiến nhiều hộ dân làm chè ở Định Hóa đang ngao ngán không muốn sản xuất vì giá chè khô lúc này chỉ được 100.000 – 130.000 đồng/kg. Hơn nữa, đầu ra cho chè lại rất bấp bênh bởi đều phụ thuộc vào các tiểu thương thường về bản mua chè đưa ra. Không chỉ chè Định Hóa Thái Nguyên mà còn có những vùng trồng chè khác của Thái Nguyên chưa có thương hiệu nên đang rất chật vật về đầu ra cho chè. Bị thương lái ép giá, khiến thu nhập từ cây chè thấp, không đảm bảo đời sống cho người làm che thai nguyen. Cái chính, thị trường cũng đòi hỏi các sản phẩm chè Thái Nguyên phải có chất lượng tốt, bảo đảm là chè sạch chè an toàn thì giá mới cao, bà con làm ăn tùy tiện, sản phẩm không bao đảm chất lượng thì sao giá bán cao được!