Thú chơi trà xưa, (có thể là thú chơi trà Thái Nguyên) rất tỉ mẩn, công phu, nhiều nguyên tắc và những quy định khắt khe buộc các trà nô phải nhọc công thực hành.
1. Thú chơi trà Thái Nguyên xuất hiện từ ngàn xưa
- Từ xưa, người Việt hễ có cái gì manh nha của văn hóa nghệ thuật, của việc nâng tầm các sinh hoạt thành một lễ nghi, nghệ thuật vi tế thì người ta thường gọi một cách thuần Việt là thú chơi.
- Thú chơi chè Tân Cương Thái Nguyên cũng vậy, và người xưa đã đúc kết, thú chơi trà gồm các kiểu lần lượt gồm là chăm chút trồng loại trà ngon, biết phân biệt và lựa chọn khi thu hái, có đủ các thiết bị trong việc pha trà, bốn là lửa, năm là nước, sáu là chế biến, tám là pha trà, và chín là thưởng thức trà. Mỗi khâu, mỗi công đoạn lại có những nguyên tắc mềm, những đường biên kỹ thuật đòi hỏi người chơi trà phải tuân thủ, phải làm theo và phải sáng tạo cho thú chơi trà độc đáo.
- Cụ Phạm Đình Hổ viết về thú chơi trà xưa một cách tinh tế, nó cũng chứa đựng trong đó những mực thước được chắt lọc từ văn hóa trà Tàu, có cải biến theo phong lệ uống trà của người Việt Ta. Uống chè ấm chén cốt cho nhỏ, mỏng, khi pha mới nổi hương vị. Vòi ấm thẳng thì nước không đọng, mặt dĩa phẳng thì đặt chén không nghiêng, rế lò dày mà lỗ thưa thì than lửa không bốc nóng quá, lòng ấm siêu lồi lên và mỏng thì sức lửa dễ thấy chóng sôi. Ấy, cái cách pha chè uống nước mới đầu còn thô, sau lại tinh dần mãi ra… Thú om chè Huế ngày xưa cũng là một thú chơi kiểu cách. Bỏ một vốc lá chè khô vào om, đổ nước vào, nổi lửa lên. Nước sôi, sắp trào ra, thì lập tức chế thêm tí nước lã vào để trấn nó xuống. Một chốc nó lại sôi lên lại tí nước lã nữa. Việc nêm nước và lửa từng tí một, tí một thể hiện sự tinh tế của của người om trà, tinh tế và khéo léo.
2. Cách chọn ấm chén pha trà ngon
- Về cách chọn ấm chén pha trà, trong truyện “Những cái ấm đất” Nguyễn Tuân có đề ra tiêu chuẩn lựa ấm: “Nếu không tin ông cứ úp ấm xuống mặt miếng gỗ kia. Cho ấm ngửa trôn lên. Cứ xem miệng vòi với quai và gờ miệng ấm đều cắn sát mặt bằng miếng gỗ thì biết. Nếu muốn thử kỹ nữa, quý khách thả nó vào chậu nước, thấy nó nổi đều, cân nhau không triềng, thế là đích ấm tàu.”
- Thực ra bấy nhiêu chưa đủ, vì chỉ là chiếc “ấm Tàu” chứ không phải chiếc ấm pha trà tốt. Một ấm pha trà tốt còn cần thêm hai tiêu chuẩn sau: Vỏ ấm phải cứng, cầm ấm lên dùng ngón tay gõ nhẹ vào thành ấm nghe boong boong càng trong càng quý; Nắp ấm phải kín, thử bằng cách đổ ¾ nước vào ấm rồi đậy nắp lại (tay ghì giữ nắp ấm cho chặt) và nghiêng vòi nếu nước không chảy ra thì nắp ấm kín. Vỏ càng cứng càng ít thẩm thấu và nắp càng kín càng ít thoát hơi nước, có như vậy trà mới ấm lâu và ít bay thoát hương vị. Sự tỉ mẩn, dùng thước đo cảm giác để điều chỉnh động tác trong từng cử chỉ, phức điệu pha trà mang đến một ấm trà Tân Cương thái nguyên ngon đúng điệu.
3. Nghệ thuật pha trà ngon
- Từ cổ chí kim, trà nhân từ xưa trải qua năm tháng uống trà, trải qua việc thực nghiệm với rất nhiều loại nước để pha trà, và các trà nhân (người hay uống trà Thái Nguyên?) đã đúc kết ra 3 loại nước có thể pha trà ngon: thứ nhất Sơn thủy thượng, tức nước đầu nguồn hoặc sương tuyết tan trên vùng băng giá, thứ nhì Giang thủy trung tức nước ở giữa lòng sông phẳng lặng và cuối cùng Tỉnh thủy hạ tức nước ở giếng sâu. Nguyễn Tuân cho rằng nước giếng ở trên những vùng đồi núi có hương vị tinh khiết, có thể có cùng nguồn với nước suối. Kẻ lại bảo lấy nước mưa mới tốt; người cầu kỳ hơn lấy nước đọng trên lá sen mỗi sáng, tức loại nước của con sông lưng chừng trời.
- Kinh nghiệm pha trà của người Thái Nguyên như sau: dùng nước nóng rửa bình trà → Cho vào ấm lượng trà theo độ đậm nhạt tùy người uống → Rót nước vào ngập trà khoảng vài phân, rồi rót ra bỏ (rửa trà) → Sau cùng mới rót nước nóng vào gần đầy và hãm trà → Rót trà ra chén và thưởng thức hương vị thơm ngon của Trà Tân Cương khang thái 1kg. Tùy loại trà và kinh nghiệm uống mà hãm từ 2-4 phút.
- Bạn có thể tham khảo cách pha trà ngon tại đây: nghệ thuật pha trà ngon
Theo: Chè tân cương Thái Nguyên