Ông tổ chè Tân Cương Thái nguyên

Ông tổ chè Tân Cương Thái Nguyên là ai vậy nhỉ? Đó là ông Đội Năm tên thật là Vũ Văn Hiệt, người mang chè từ Phú Thọ về trồng ở Tân Cương và dạy dân nơi đây cách làm chè xanh.

1. Câu chuyện về ông tổ chè tân cương Thái Nguyên

  • Truyện kể lại rằng, Tân Cương xưa kia là vùng đồi núi nhiều hùm beo, cây dại mọc um tùm, cư dân thưa thớt. Sau khi đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc, một số binh lính Việt Nam bị bắt sang Pháp đi đánh trận được mãn hạn trở về. Để giải quyết việc làm cho những người này, nhà nước bảo hộ Pháp lên kế hoạch khai thác lợi ích từ những cựu binh, liền điều họ lên Tân Cương lập đồn điền khai khẩn đất hoang, tiếp tục kiếm tiền cho chúng. Năm 1921, vùng Tân Cương đã có vài chục nóc nhà. Tuần phủ Thái Nguyên đã cho phép cộng đồng những người mới khai phá này lập xã riêng là xã Tân Cương.

Ông tổ chè Tân Cương Thái Nguyên

Nhờ ông tổ chè Tân Cương, người dân Thái Nguyên có cây chè để sinh sống!

  • Những người lính đối mặt với súng đạn và sự vô nghĩa của chiến tranh. Nay trở về vùng thâm sơn cùng cốc, khai phá đất rừng để mưu sinh. Song đất là đất rừng, nay trồng khoai đỗ không mấy hiệu quả, cực nhọc trăm bề mà đói vẫn hoàn đói. Do có tư tình ở khu che tan cuong, ông Nghè Tuần phủ Thái Nguyên đến thăm Tân Cương, thấy cảnh đói nghèo, với suy nghĩ cha mẹ của dân, để dân đói làm ông thấy chạnh lòng. Ông liền bày cách, nếu đất khó trồng khoai sắn, thì thử lấy trà xứ đất Tổ mà ông quan hay biếu lên vua về trồng xem sao. Theo chỉ dẫn và chu cấp của ông Nghè Tuân, ông Đội Năm là tiên chỉ đầu tiên của xã Tân Cương cùng một số trai tráng cơm nắm quốc bộ lên Phú Thọ để xin giống chè về trồng. Nói thêm một chút, ông Đội Năm tên thật là Vũ Văn Hiệt, sinh năm 1883 tại xã Bạch Xam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Do giỏi giang và mưu trí hơn người, ông được cử làm đội trưởng của nhóm lính đi đánh thuê, ngày trở về, ông được cử làm tiên chỉ của làng Tân Cương.
  • Con đường lên đất Tổ phú Thọ thỉnh giống chè về đầy gập ghềnh. Lúc gặp cướp đường, đêm gặp hổ báo, nhiều người trong nhóm mắt xanh bỏ về. Nhưng với ý chí sắt đá và sự gan dạ, Ông Đội Năm cùng mấy người còn lại đã vượt núi băng rừng lên đất Tổ, xin được giống chè trung du về trồng. Nghe nói, ông còn được người con gái của địa chủ trồng chè trên đó yêu thương và trao thân rồi theo ông về đất Tân Cương làm vợ. hehe. Trở về đồi núi, nhờ giống chè mới, tận mắt thấy sự thành công của nông trại chè trên đó, ông Đội Năm cùng vợ mình và cần mẫn chăm sóc chè, chết lại trồng, đốt cây bụi, san đất đá, đào hố ươm chè. Ngày tháng qua đi, trời chịu lòng người, đồi núi Tân Cương dần dần xanh màu xanh của lá chè. Cây chè ông Đội Năm trồng ô vuông thưa 1 – 2 m, ngang dọc, tán cao ngang ngực. Có chè, nhưng ban đầu mọi người chỉ biết dùng chè Tân Cương tươi để uống.

2. Nghề chè xuất phát từ bà vợ ông Hiệt

  • Sẵn có bảo bối là bà vợ nắm trong tay bí quyết làm chè khô. Ông Đội năm mở xưởng chế biến chè. Xưởng nhộn nhịp người vào ra, người đốn củi, người thu hái, người đốt than, thổi lửa, người vò người sao, rộn rịp núi rừng. Hổ báo ngửi mùi chè thơm cũng tìm đến, dân làng tiện thể làm thịt luôn. Không chỉ hổ báo, mà những cánh hạc đang đi trú rét, ngửi mùi trà thơm liền xà xuống. Thấy sự lạ, ông Đội Năm liền lấy tên “Cánh hạc” làm thương hiệu cho sản phẩm trà. Trà sao khô, đóng gói, bày bán ở thị xã Thái Nguyên, rồi đặt địa chỉ giao dịch khắp cả nước. (Huyền thoại chè con hạc nay được biết đến với tên chè Tân Cương nhất phẩm 1kg).
  • Thế rồi, tại Hội chợ thương mại Hà Nội, chè con hạc Thái Nguyên giành giải nhất, nức tiếng thế giới. Thương gia Ấn Độ, Pháp, Anh nô nức trẩy hội lên tân cương mua chè xuất khẩu đi khắp thế giới. Ông Đội Năm trở thành đại gia chè thời đó. Đồng thời ông cũng được dân làng Tân Cương mới suy tôn là ông tổ chè, bởi công lao của ông với đất và người Tân Cương này.