Khi nhắc đất vùng chè ngon của Sông Công, Thái Nguyên, mọi người nghĩ ngay đến Chè Thái Nguyên Na Giang. Sản phẩm chè nơi đây góp thêm một giá trị cho chè Thái Nguyên đa thanh sắc.
-
Thông tin Chè Thái Nguyên Na Giang
Với những lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu cũng như nguồn lao động dồi dào, những năm qua, Chè Thái Nguyên Na Giang đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Hơn 15ha chè cành, Na Giang là một trong những xóm có diện tích chè lớn nhất xã Bá Xuyên (T.P Sông Công).
Dọc đường vào làng Chè Thái Nguyên Na Giang là những tuyến đường bê tông trải dài đến từng ngõ xóm. Những đồi keo, bãi sắn cằn cỗi xưa kia được thay thế bởi những nương chè Thái Nguyên xanh mướt.
Trên những soi chè Thái Nguyên, râm ran câu chuyện kể về kỹ thuật thu hái chè ra sao. Người làm chè còn nói với nhau việc mua máy đốn chè, lắp hệ thống tưới van xoay tự động như thế nào để có các sản phẩm chè thái nguyên ngon.
Ông Dương Văn Bảy, Trưởng xóm Na Giang cho biết: Xóm hiện có 115 hộ dân và trên 500 nhân khẩu, trong đó có trên 80 hộ làm chè. Năm 2001, Sở Khoa học Công nghệ triển khai Dự án đưa chè cành xuống ruộng tại các xóm Chũng Na, Ao Cang, Na Giang với diện tích 10ha thì cuộc sống của bà con lên hương.
Chè Thái Nguyên Na Giang có được thương hiệu nhờ sự năng động, nhạy bén của người dân trong việc áp dụng KHKT vào sản xuất chè.
Hiện, Na Giang có trên 15ha chè cành giống LDP1, Phúc Vân Tiên, bình quân mỗi năm, xóm cung cấp ra thị trường gần 10 tấn chè khô, doanh thu đạt trên 1,2 tỷ đồng. Nhờ đó, đời sống của người dân càng thêm khấm khá, tỷ lệ hộ khá giàu tăng lên đáng kể.
-
Tập trung sản xuất chè hữu cơ Thái Nguyên
Hiện nay với hơn 1 mẫu che thai nguyen mỗi năm gia đình ông Quân thu lãi gần 100 triệu đồng. So với các cây trồng khác, trồng chè chỉ vất vả lúc mới trồng còn lại thời gian chăm sóc cũng vừa phải mà lại cho thu nhập ổn định.
Giờ đây, một số hộ dân xóm Na Giang đã mạnh dạn chuyển sang hình thức sản xuất chè hữu cơ Thái Nguyên thông qua việc sử dụng phân bón vi sinh và thuốc trừ sâu thảo mộc.
Đây là hình thức sản xuất mới, đòi hỏi kỹ thuật cao và tuân theo một quy trình khắt khe từ chăm sóc cho đến thu hái và chế biến. Mặc dù, diện tích chè Chè Thái Nguyên Na Giang hữu cơ mới có gần 2ha. Phần nào cho thấy, tư duy sản xuất chè của người dân đã dần thay đổi.
Theo chị Nguyễn Thị Hương, một trong những hộ tiên phong sản xuất chè hữu cơ Thái Nguyên. Gần 10 năm nay, hầu hết chè bà con làm ra đến đâu đều được các tư thương tìm đến thu mua với giá khoảng 150 nghìn đồng/kg. Với hình thức canh tác cũ chỉ bán được 150.000 – 170.000 đồng/kg thì nay giá chè hữu cơ Thái Nguyên được bán với giá 200.000 – 250.000 đồng/kg.
5 năm trở lại đây, cây chè Thái Nguyên Na Giang đã trở thành cây trồng chủ lực giúp đời sống của bà con thêm khấm khá. Đời sống nâng lên, năm 2016, bà con đã bảo nhau đóng góp tiền và ngày công lao động để bê tông hóa hơn 2km đường nội thôn để tiện tiêu thụ sản phẩm chè Thái Nguyên Na Giang.