Với nhiều hộ dân, Tín dụng phát triển chè Thái Nguyên là một nhu cầu thích đáng, cần kíp để sản xuất chè quy mô lớn, bảo đảm chè sạch, an toàn.
1. Hỗ trợ Tín dụng phát triển chè Thái Nguyên
Tìm hiểu tâm tư người trồng chè Thái Nguyên được biết, bà con ai cũng mong muốn được hỗ trợ Tín dụng phát triển chè Thái Nguyên. Thực tế, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng để người dân đầu tư vào hoạt động cải tạo giống, chăm sóc, chế biến, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên các loại. Thời gian qua, mặc dù khó khăn nhưng các ngân hàng đã bước đầu cực phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan, để triển khai các chương trình Hỗ trợ Tín dụng phát triển chè Thái Nguyên tại nhiều huyện trong tỉnh Thái Nguyên.
Chúng tôi đến thăm gia đình bà Trà Xuân tại vùng chè Tân Cương Thái Nguyên khi gia đình bà đang thu hái chè tươi bên các đồi chè mơn mởn. Năm 2014, sau khi vay được hơn 50 triệu đồng từ Agribank, gia đình bà Trà Xuân đã mạnh dạn chuyển đổi 8 sào chè trung du già cỗi sang giống chè Bát Tiên. Lợi nhuận thu được từ diện tích chè Bát Tiên cao hơn nhiều so với chè trung du khiến gia đình bà rất phấn khởi.
“Gia đình tôi nhiều lần muốn chuyển đổi giống chè nhưng thiếu vốn nên không thể thực hiện. Nhờ có chương trình Hỗ trợ Tín dụng phát triển chè Thái Nguyên mà chúng tôi đã chuyển từ đồi chè cũ sang trồng chè giống Bát Tiên. Giống chè này búp, lá dày, năng suất đạt 20-25kg chè búp khô/sào/lứa, cao gấp 1,5 lần chè trung du; giá bán cũng được từ 380 đến 700 nghìn đồng/kg. Tính ra mỗi năm, từ 8 sào chè Bát Tiên, gia đình tôi thu được trên 300 triệu đồng, góp phần xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên” bà Trà Xuân chia sẻ.
2. Cần thêm Tín dụng phát triển chè Thái Nguyên
Tuy nhiên, rất nhiều hộ dân mong muốn có được tham gia vào chương trình Tín dụng phát triển chè Thái Nguyên để có tiền đầu tư chuyển đổi được diện tích chè giống cũ, đầu tư máy móc chế biến chè. Đồng thời, có tiền thực hiện các đề án nâng cao giá trị sản phẩm trà thái nguyên. Để nâng cao hiệu quả đầu tư vào ngành chè Thái Nguyên, đơn vị cũng đã chỉ đạo cán bộ bám sát địa bàn, phát huy vai trò của các tổ vay vốn, cải cách thủ tục vay vốn bằng hình thức vay hạn mức. Đối với việc phát triển ngành chè, tổ vay vốn sẽ sớm nhận định được nhu cầu của bà con để kịp thời kết nối với nguồn vốn vay của Ngân hàng.
Trong đó, bà con mong rằng Tín dụng phát triển chè Thái Nguyên cần có thủ tục đơn giản, điều kiện rõ ràng, hạn mức cho vay và thời hạn trả nợ dài, đồng thời lãi suất thấp hơn nữa. Bà con mong muốn làm sao, hình thức cho vay hạn mức rất phù hợp với các hộ dân trồng chè và các công ty, cơ sở chế biến kinh doanh chè Thái Nguyên. Hình thức này giúp tiết kiệm vốn tối đa cho người vay vì khi khách hàng muốn mua vật tư, phân bón, chè nguyên liệu, hàng hoá thì vay vốn, bán chè là có thể trả ngay cho ngân hàng, khi nào người dân có nhu cầu lại tiếp tục vay.