Tái cơ cấu ngành chè Thái Nguyên

Gần đây, tái cơ cấu ngành chè Thái Nguyên để phát triển bền vững hơn là yêu cầu đặt ra, tránh tình trạng sản phẩm trà bẩn, không an toàn.

  • Cả nước hiện đang có khoảng 140.000ha đất trồng chè. Tổng sản lượng hàng năm đạt xấp xỉ 180.000-190.000 tấn/năm. Trong đó, xuất khẩu chiếm từ 75-80% tổng sản lượng. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 130.000 tấn chè. Những năm gần đây, sản lượng chè xanh xuất khẩu đang tăng dần lên, từ mức 30-35% lên đến 45% như hiện nay, gần ngang bằng với sản lượng chè đen xuất khẩu. Tuy nhiên, những con số này so với tiềm năng thì còn quá khiêm tốn, chưa muốn nói là ngành chè Thái Nguyên, chè Việt Nam đang ở chiếu dưới về chất lượng sản phẩm. Do đó, yêu cầu Tái cơ cấu ngành chè Thái Nguyên đang được đặt ra ngày càng bức thiết.
chè Thái Nguyên tái cơ cấu
chè Thái Nguyên tái cơ cấu như thế nào?
  • Những năm qua, ngành chè là tình trạng một người bán vạn người mua. Trong khi tổng sản lượng chè của cả nước, bao gồm cả Thái Nguyên chỉ đạt 185.000 – 200.000 tấn chè khô/năm, nhưng tổng công suất các nhà máy chế biến từ búp chè tươi lại lớn hơn gấp hai, ba lần. Chính sự mất cân bằng cung cầu khiến các vùng nguyên liệu chè đang bị phá nát do nạn tranh mua, tranh bán. Hậu quả, giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chưa đến 2USD/kg, trong khi giá của thế giới là 3,5-4USD/kg. Thực trang này đòi hỏi cấp thiết phải đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành chè Thái Nguyên và ngành chè cả nước.

Tái cơ cấu ngành chè Thái Nguyên không khó.

  • Để có hiệu quả cao, thì cách duy nhất là đầu tư khoa học kỹ thuật, đưa các tiến bộ mới vào áp dụng trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm trà, tập trung vào các sản phẩm chè Thái nguyên sạch, an toàn cho sức khỏe; đầu tư mạnh cho khu vực chế biến, bảo quản sau thu hoạch chè để giá chè Thái Nguyên ổn định trong năm; làm sao để giá trị gia tăng từ sản phẩm chè cao, đời sống người nông dân được cải thiện. Cách làm cần cụ thể, tránh kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc tái cơ cấu ngành chè như bấy lâu, ít thiết thực.
  • Dù đã xuất khẩu sang trên 110 thị trường và đăng ký bảo hộ thương hiệu trên 70 quốc gia, song sản phẩm chè còn nhiều bất cập do chất lượng mẫu mã các thương hiệu chè chưa đủ sức cạnh tranh, giữa sản xuất và chế biến vẫn chưa được gắn bó chặt chẽ… Do đó, tái cơ cấu ngành chè Thái Nguyên cần phải thấy được đặc điểm của ngành chè Việt Nam là có nhiều dòng chè, nhiều chủng loại khác nhau được trồng ở các vùng miền như: Yên Bái, Hà Giang, Lâm Đồng, Thái Nguyên… do đó, cần xây dựng được một thương hiệu chung của chè Việt Nam: Đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý.
  • Hiện tại, một số đơn vị đi đầu trong việc đảm bảo chứng nhận chè an toàn như Chè Tân Cương Thái Nguyên, chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Phú Bền (Phú Thọ), Cờ đỏ (Sơn La)… đã tham gia vào thử nghiệm mô hình: bảo vệ thực vật tập chung; hạn chế tối đa thiệt hại cho người trồng mỗi khi có dịch bệnh. Đó chính là hướng đi đúng để tái cơ cấu ngành chè Thái Nguyên. Để nhân rộng, cần phân vùng nguyên liệu cụ thể cho từng cơ sở chế biến và rà soát chặt các cơ sở chế biến đảm bảo tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn doanh nghiệp chế biến ký kết hợp đồng với nông dân trồng chè…