Những năm qua, phong trào Nông dân thi đua trồng chè Thái Nguyên đã mang lại kết quả tích cực, nhiều hộ với cách làm sáng tạo đã có thu nhập cao.
Nông dân thi đua trồng chè Thái Nguyên
Phong trào Nông dân thi đua trồng chè Thái Nguyên được Hội Nông dân huyện Phú Lương luôn quan tâm đẩy mạnh. Đây được xem như động lực giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, từ đó đã xuất hiện nhiều gia đình sản xuất chè giỏi, mang lại hiệu quả cao.
Sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xóm Tân Thái, xã Tức Tranh là một trong 5 mô hình kinh tế tập thể được Chi hội Nông dân của xóm đăng ký thực hiện theo phong trào “Nông dân thi đua trồng che thai nguyen”. Tham gia sản xuất chè an toàn, giá trị sản phẩm chè của người dân đã được nâng lên, từ đó góp phần cải thiện đời sống cho các hội viên.
Chi hội trưởng Chi hội nông dân xóm Tân Thái cho biết. Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua trồng chè Thái Nguyên”, cuối năm 2014, Chi hội Nông dân xóm đã đăng ký thực hiện mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình này có sự tham gia của 30 gia đình hội viên, thực hiện trên diện tích 15,6ha. Sau 6 tháng triển khai, toàn bộ diện tích trên đã được công nhận sản xuất thành công theo quy trình VietGAP, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm chè cho các hội viên.
Chị Trần Thị Vui, hội viên nông dân xóm Tân Thái cho biết: Gia đình tôi có 4.000m2 chè đã được công nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. Trước đây, trên diện tích này, gia đình thu được khoảng 1,6 tạ chè búp khô/lứa, giá bán bình quân 160 nghìn đồng/kg, thu khoảng 250 triệu đồng/năm. Sau khi Chi hội Nông dân xóm phát động phong trào “Nông dân thi đua trồng che thai nguyen”, gia đình tôi đã đăng ký tham gia thực hiện theo mô hình này. Với diện tích 4.000m2, nay gia đình đã thu được khoảng 1,8 tạ chè búp khô mỗi lứa, bán với giá bình quân 250 nghìn đồng/kg.
Phong trào Nông dân thi đua trồng chè Thái Nguyên
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Lương cho biết: Hội Nông dân huyện hiện có trên 17.000 hội viên. “Nông dân thi đua trồng chè Thái Nguyên” là một trong 3 phong trào lớn của Hội, 2 phong trào còn lại là: Nông dân xây dựng Nông thôn mới; Nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh. Năm qua, các cơ sở hội cũng đã xây dựng mới được 9 mô hình sản xuất thực phẩm an toàn tại 8 xã, thị trấn; xây dựng thành công 5 mô hình kinh tế tập thể đem lại thu nhập cao.
Cùng với phong trào Nông dân thi đua trồng che thai nguyen, các cấp hội nông dân huyện còn đẩy mạnh việc giúp nhau giảm nghèo và làm giàu bền vững. Tính riêng trong năm 2015, các cấp hội nông dân huyện Phú Lương đã hỗ trợ, giúp đỡ được 11 hộ gia đình hội viên thoát nghèo với tổng số tiền trên 2,4 tỷ đồng thông qua các hình thức như: Cho vay vốn phát triển kinh tế từ nguồn quỹ của hội, chi hội; tín chấp cho hội viên vay vốn ngân hàng…