Nhà máy chè Thái Nguyên thoi thóp

Thực tế, sản phẩm chè Thái Nguyên sản xuất thủ công lên ngôi đã khiến Nhiều nhà máy chè Thái Nguyên thoi thóp. Đặc biệt khi mà các nhà máy chè Thái Nguyên này chủ yếu gia công xuất khẩu thô giá trị thấp.

  1. Nhiều nhà máy chè Thái Nguyên thoi thóp chờ chết

Có người cho rằng, trà Thái Nguyên đã nổi tiếng gần thế kỷ nay. Và giờ, loại thức uống này ngày càng được nhiều người biết đến không chỉ ở trong nước mà còn vang sang cả nhiều nước trên thế giới.

Khoảng 10 năm trở lại đây, giá chè Thái Nguyên của tỉnh tăng khá mạnh, từ vài chục nghìn đồng/kg đã tăng lên một vài trăm nghìn. Thậm chí, có sản phẩm trà Thái Nguyên giá 4 – 5 triệu đồng/kg. Từ đó, người làm chè không còn mặn mà với việc bán nguyên liệu cho các nhà máy, doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu bởi giá quá thấp.

Hiện nay, chè Thái Nguyên chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước
Hiện nay, chè Thái Nguyên chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước

Cũng vì thế, nhiều nhà máy chè Thái Nguyên thoi thóp chờ chết. Bao gồm, các nhà máy sản xuất và chế biến chè xuất khẩu vốn nổi tiếng một thời của tỉnh như Nhà máy Chè Thái Nguyên Quân Chu, Nhà máy Chè Sông Cầu, Nhà máy Chè Đại Từ… giờ đã phải ngừng hoạt động. Một số thì hoạt động cầm chừng trong tình trạng “thoi thóp” nhờ nhập được một chút nguyên liệu từ các tỉnh khác.

  1. Các cơ sở sản xuất thay thế Nhà máy chè Thái Nguyên

Thực tế, giá chè Thái Nguyên mà các nhà máy chè Thái Nguyên mua của bà con rất thấp. Thị trường xuất khẩu chè Thái Nguyên từ các nhà máy chủ yếu là các nước Trung Đông, với giá bán rất thấp, chỉ dao động khoảng 2USD/kg (tương đương khoảng 44-45 nghìn đồng/kg). Mức giá này chỉ bằng 2/3-1/2 so với mặt bằng giá chung mà người dân những địa phương này có thể bán sau khi đã chế biến thành chè khô để tiêu thụ nội địa.

Chính vì thế, các cơ sở sản xuất thay thế Nhà máy chè Thái Nguyên trở thành kênh tiêu thụ chè cho bà con nông dân. Đẩy các Nhà máy chè Thái Nguyên thoi thóp đi vào viện bảo tàng. Cây chè có mặt ở tất cả các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh, trong đó nhiều nhất là huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Định Hóa, TP Thái Nguyên…, thu hút gần 100 nghìn hộ tham gia làm chè.

Nhiều đơn vị tiên phong với các sản phẩm chè Thái Nguyên cao cấp nội tiêu như Chè Minh Cường, Chè Hà Thái, Chè Thắng Hường… Qua đó, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho cây chè và thương hiệu sản phẩm trà. Hàng năm, có hàng nghìn ha chè được trồng mới, trồng lại bằng các giống chè có năng suất, chất lượng cao, như LDP1, Phúc Vân Tuyên, Kim Tuyên thay thế diện tích chè giống cũ già cỗi, kém chất lượng.

Nhà máy chè Thái Nguyên thoi thóp nhường sân cho các cơ sở sản xuất phục vụ thị trường trong nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *