Mã số vùng chè Thái Nguyên

1. Tới đây, các sản phẩm trà Thái nguyên sẽ có mã số vùng chè Thái Nguyên do Bộ Nông nghiệp cấp, các vùng chè trọng điểm cả nước cũng vậy.

  1. Điểm lại có thể thấy, năng suất chè cả nước bình quân 83,4 tạ búp tươi/ha, tăng 7,9% so với năm 2011. Sản lượng chè búp tươi đạt gần 927 nghìn tấn, lượng chè chế biến đạt trên 200 nghìn tấn chè khô. Việt Nam là nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành chè Việt Nam đang đối mặt những nguy cơ mất thị trường xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu thấp do vấn đề sản phẩm trà xanh không bảo đảm an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè vượt ngưỡng cho phép của một số nước nhập khẩu do chưa có mã số vùng chè Thái Nguyên. Dẫn tới, không truy suất được nguồn gốc các loại chè Thái Nguyên. Doanh nghiệp xuất khẩu chỉ chăm chăm đi mua rồi bán theo cách ăn sổi mà không có chiến lược bền vững.
  2. Để giải quyết bài toán này, Theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ này đang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm để triển khai thử nghiệm việc cấp mã số vùng chè Thái Nguyên và các vùng chè đặc sản khác trong cả nước để truy xuất nguồn gốc trong thời gian tới. Nếu làm được điều này, sẽ bảo đảm việc truy suất nguồn gốc các sản phẩm trà bán trên thị trường trong và ngoài nước. Khi hội nhập kinh tế, việc sản phẩm chè Thái Nguyên có thể truy suất nguồn gốc, đáp ứng các hàng rào kỹ thuật hội nhập, có thể thâm nhập vào các thị trường đẳng cấp cao, khó tính, lúc đó giá trị xuất khẩu chè tăng cao, thương hiệu chè Thái Nguyên cũng sẽ lớn mạnh, người làm chè sẽ trở lên giàu có hơn.
Mã số vùng chè Thái Nguyên
Mã số vùng chè Thái Nguyên

2. Theo nhiều chuyên gia, mã số vùng chè Thái Nguyên sẽ tạo điều kiện để nâng cao giá trị sản phẩm trà Tân Cương Thái Nguyên khi xuất khẩu.

  1. Để vực dậy ngành sản xuất chè, bên cạnh có được hệ thống mã số vùng chè Thái Nguyên và các vùng chè trọng điểm cả nước, ngành chè phải kiên quyết thay đổi cách thức sản xuất để cây chè đạt tiêu chuẩn ATTP phục vụ tiêu dùng trong nước và đáp ứng xuất khẩu. Trong đó, việc quan trọng là tổ chức lại sản xuất, trước hết phát huy vai trò của doanh nghiệp, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng chè an toàn; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích sản xuất chè an toàn; đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng thương hiệu che thai nguyen và xúc tiến thương hiệu tại các địa phương, doanh nghiệp.
  2. Đặc biệt, khi chưa Cấp mã số vùng chè Thái Nguyên, thì tình trạng năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao, đặc biệt chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm còn tràn lan. Do đó, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp chè cho rằng, cần phải có một tổ chức lo dịch vụ bảo vệ thực vật cho các vùng chè. Trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng vùng nguyên liệu và lo dịch vụ bảo vệ thực vật cho vùng nguyên liệu của mình, không để tình trạng mỗi năm phun 10-30 loại thuốc bảo vệ thực vật, chưa kể nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, không được phép lưu hành. Đồng thời, tăng cường hệ thống BVTV cấp xã kết hợp với phát huy vai trò của các hiệp hội, đoàn thể tại địa phương để tạo ra thói quen sản xuất an toàn cho cây trồng nói chung và sản xuất, chế biến tra thai nguyen nói riêng.