Duyên dáng phụ nữ vùng chè

1. Duyên dáng phụ nữ vùng chè là tên Hội thi được tổ chức hưởng ứng Festival trà Thái Nguyên.

Hội thi Duyên dáng phụ nữ vùng chè diễn ra tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Các đội thi là những phụ nữ đã có gia đình và chưa có gia đình, trong cuộc sống hàng ngày trực tiếp trồng, chăm sóc và chế biến trà. Ở phần thi thứ nhất, các chị đã sôi nổi tham gia thi hái chè nhanh, đúng kỹ thuật. Theo BTC, kỹ thuật hái chè Thái Nguyên là “một tôm hai lá, một cá hai chừa”. Tức là khi trà đến lứa, mỗi đọt trà thường có khoảng năm chiếc lá non; một lá đầu chưa mở gọi là búp, hai lá dưới vừa hé, hai lá cuối đã xòe và ở cuống đọt có một lá nhỏ xíu tròn như vẩy cá. Các thiếu nữ thi hái chè phải dùng kẽ hai ngón tay hái hai lá hé và 1 lá chưa mở ở trên. Ban đầu, cũng có ý tưởng là thi dùng môi hái chè, nhưng sau đó ý tưởng này bị gạt đi. Hehe.

Phần 2 của cuộc thi Duyên dáng phụ nữ vùng chè tập trung vào thi chào hỏi, trang phục. Phải nói rõ, thi trang phục ở đây là trang phục truyền thống của dân tộc mình, không bao gồm thi bikini như các cuộc thi hoa hậu. Tại cuộc thi trang phục, có đội thi đầu tư thiết kế trang phục truyền thống với hình ảnh lá chè chủ đạo. Phần thi này nhận được đánh giá cao của BGK. Bởi cây chè đã đi cả vào nghệ thuật, thời trang.

Phụ nữ thi duyên dáng chè Thái Nguyên
Phụ nữ thi duyên dáng chè Thái Nguyên

2. Phần thi thứ ba, các phụ nữ đảm đang vùng trà sẽ tập trung trình bày sự am hiểu của mình về cây chè, sản phẩm trà trong và ngoài nước, đặc biệt là am hiểu về chè Thái Nguyên.

Nhiều câu hỏi về lịch sử cây chè Thái Nguyên, về bí quyết để có sản phẩm chè ngon; cách trồng và chăm sóc cây chè; các sản phẩm chè, các loại chè trên thế giới, công dụng của chè xanh… Hội thi diễn ra trong không khí sôi nổi, các thí sinh đã thể hiện tài năng, nét đẹp, kiến thức của mình về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản chè Thái Nguyên.

Duyên dáng phụ nữ vùng chè là cơ hội giúp các thí sinh giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kiến thức hiểu biết về cây chè; tôn vinh hình ảnh người phụ nữ vùng chè duyên dáng, giỏi giang; quảng bá, giới thiệu các sản phẩm trà thái nguyên truyền thống, vinh danh nghề trồng trà, tiếp lửa cho bà con. Đồng thời tuyên truyền để mọi người hiểu về mục đích, ý nghĩa và các hoạt động của Festival trà Thái Nguyên. Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 5 giải Khuyến. Hay quá, cuộc thi của phụ nữ vùng trà.