Để chén trà Thái Nguyên thơm ngon thì điều quan trọng phải nâng cao chất lượng sản phẩm chè bền vững với môi trường, có thể nuốt búp chè tươi tại đồi.
-
Những hạn chế của ngành chè Thái Nguyên
Phát triển cây chè Thái Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là những diện tích sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt còn quá ít. Hiện toàn tỉnh mới có 450 ha chè được cấp chứng nhận VietGAP. Việc đầu tư phát triển cây chè, chế biến chè phần lớn vẫn là kinh tế hộ.
Đến nay, chè Thái Nguyên chưa thu hút được nhiều nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất, chế biến. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chè chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, xúc tiến đầu tư còn hạn chế.
Việt Nam là một trong 5 nước xuất khẩu nhiều chè trên thế giới nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đứng khoảng thứ 10. Chè Thái Nguyên Đặc Biệt nói được biết đến nhiều trên thế giới vì chè có giá rẻ chứ không phải là chè có chất lượng.
-
Quy hoạch lại vùng chè Thái Nguyên
Đẩy mạnh tiêu thụ, nhiệm vụ trước mắt là phải quy hoạch lại vùng chè Thái nguyên một cách khoa học. Thực hiện sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP, UTZ Certified, Organics hoặc Rainforest Alliance.
Giải pháp chiến lược và xuyên xuốt để nâng cao chất lượng, sản phẩm trà Thái Nguyên là thực hiện sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất an toàn
Qua đó, nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu sống còn của việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nếu không tổ chức các nông hộ sản xuất, kinh doanh chè nhỏ lẻ vào HTX, không có doanh nghiệp chè thì không thể sản xuất chè hàng hóa với tư cách là thực phẩm an toàn và không thể phát triển bền vững được. Thái Nguyên phải mạnh dạn tạo cơ chế hình thành, xây dựng các mô hình HTX, doanh nghiệp chè. Nói đến chất lượng không phải chỉ đòi hỏi chè phải ngon mà yêu cầu ngặt nghèo là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Giải pháp để chén trà Thái Nguyên thơm ngon
Để chén trà Thái Nguyên thơm ngon, trước hết, về quy hoạch chè phải theo hướng kiểm soát sản lượng để điều tiết cung cầu, tăng chất lượng sản phẩm; không nên bán sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế.
Song hành với việc tăng chất lượng và thương hiệu trà Thái Nguyên phải bắt đầu từ nguyên liệu đầu vào của chè.
Hai giải pháp nói trên sẽ tự nhiên đưa người trực tiếp làm chè tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên. Cuối cùng là hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp chè tự xây dựng các chuỗi giá trị gia tăng.
Để chén trà Thái Nguyên thơm ngon cần tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá. Đồng thời, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại sản phẩm mang nhãn hiệu thập thể Chè Thái Nguyên sang thị trường quốc tế.