Việc người dân chuyển từ trồng tạp các giống chè sang trồng Chè Thái Nguyên một giống bằng cách giâm cành đã mang lại hiệu quả cao.
1. Chè Thái Nguyên một giống TRI 777
Với lợi thế nằm giáp sông Cầu, chủ động được nguồn nước tưới tiêu và đất đai màu mỡ, nhiều năm trở lại đây, người dân ở xóm Cúc Lùng, xã Phú Đô (Phú Lương) đã chuyển đổi từ trồng cây màu sang trồng một giống chè giâm cành tức Chè Thái Nguyên một giống TRI 777. Tính đến đầu năm 2016 gần 12 ha đất ven sông Cầu đã được bà con nơi đây chỉ trồng duy nhất giống chè TRI 777 do đó bảo đảm sự thuần khiết của sản phẩm chè.
Được biết, trước đây, bà con trồng giống chè trung du Thái Nguyên, dần dần chuyển đổi sang trồng chè giâm cành như: Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, LDP1, TRI 777… Tuy nhiên, theo thời gian, so với các giống chè cành khác, giống TRI 777 phát triển trội hơn hẳn, lại ngon hơn nên người dân đã dần chuyển đổi sang trồng một giống chè này. Rõ ràng, việc lựa chọn giống chè Thái Nguyên đặc biệt có năng suất cao để tập trung sản xuất là một ý tưởng hết sức chuyên nghiệp.
Vì sao người dân chỉ trồng Chè Thái Nguyên một giống TRI 777? Trưởng xóm Cúc Lùng cho biết, với cách trồng này, búp chè to, mềm, đều, tỷ lệ búp trên cây chè nhiều là ưu điểm nổi bật của giống chè TRI 777 khi trồng trên đất ven sông. Nếu so với nhiều giống chè cành khác trồng trên đất này thì TRI 777 có nhiều ưu điểm vượt trội hơn về cả năng suất và chất lượng. Chính vì vậy, gần 70 hộ dân (cả xóm có 107 hộ dân) có đất ven sông trong xóm đã chuyển sang trồng duy nhất giống chè Thái Nguyên này, mang lại hiệu quả bất ngờ.
2. Giá bán Chè Thái Nguyên một giống
Anh Thắng, một người trồng chè trong xóm cho biết, thấy nhiều hộ dân chuyển trồng giống TRI 777 cho năng suất, chất lượng cao hơn nên gia đình tôi bắt đầu chuyển đổi sang trồng giống TRI 777. Nay, toàn bộ diện tích đất ven sông của gia đình tôi đều trồng giống chè cành này. Khi trồng giống chè TRI 777 thì đã cho thu khoảng 25-27kg, cao hơn số lẻ so với các giống chè khác. Về giá bán, tư thương thường tìm đến đặt mua trước giống chè TRI 777 với giá bán từ 200-300 nghìn đồng/kg, cao hơn từ 20-30 nghìn đồng/kg so với giống chè khác.
Gia đình chị Vũ Thị Liên có 5.000m2 chè ở ven sông Cầu, trong đó có hơn 4.000m2 là trồng chè TRI 777, diện tích còn lại là giống chè LDP1 cũng đang được gia đình chuẩn bị chuyển trồng giống TRI 777. Nói đến lợi ích khi tất cả các hộ dân cùng trồng một giống chè trên cánh đồng, chị Thảo cho biết: Cả cánh đồng trồng Chè Thái Nguyên một giống thì việc phòng trừ sâu bệnh sẽ dễ dàng hơn. Bởi lẽ, chè cùng một loại giống thì các loại sâu bệnh xuất hiện như nhau và theo khung thời gian nhất định.
Theo kinh nghiệm của các cụ cao niên, Chè Thái Nguyên một giống ở đất này có khả năng phân cành, mật độ búp trên tán và trọng lượng búp chè của giống TRI 777 khi trồng trên đất này lại trội hơn so với các giống chè khác. Ngoài ra, cùng trồng Chè Thái Nguyên một giống, bà con có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau nhằm nâng cao chất lượng, năng suất của cây chè, từ đó góp phần nâng cao đời sống cho chính họ. Hơn nữa, Giá bán Chè Thái Nguyên một giống bao giờ cũng có phần giá trị hơn. (nguồn: báo Thái Nguyên)