Theo kế hoạch phát triển chè Thái Nguyên 2016 sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển bền vững, nâng cao diện tích trồng chè sạch để có các sản phẩm chè Thái Nguyên an toàn.
Phát triển chè Thái Nguyên 2016
Đầu năm nay, diện tích chè Thái Nguyên ướctrên 21 nghìn ha, trong đó chè giống mới đạt hơn 13 nghìn ha; sản lượng đạt gần 195 nghìn tấn, với sản lượng chè chế biến là hơn 41 nghìn tấn; sản lượng chè Thái Nguyên xuất khẩu chiếm 20%, trong đó đa phần là chè phẩm cấp thấp. Nhờ có thương hiệu Chè Thái Nguyên, nên các sản phẩm chè chủ yếu nội tiêu với giá cao hơn giá xuất khẩu từ 2-3 lần. Đây cũng là tiền đề để phát triển chè Thái Nguyên 2016 theo hướng mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng.
Chè Thái Nguyên 2016 đã có 775 tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”. Trên địa bàn tỉnh có 12 công ty, 6 HTX đã xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm chè của đơn vị như chè Minh Cường. Nhìn chung, mặc dù có nhiều cố gắng, song quá trình sản xuất, sơ chế chè Tân Cương Thái Nguyên chủ yếu theo phương pháp thủ công truyền. Mô hình vùng sản xuất chè Thái Nguyên ứng dụng công nghệ cao của tỉnh còn ít và chưa thành công; sản phẩm chè được chế biến công nghiệp chủ yếu là nguyên liệu thô có chất lượng và giá trị kinh tế thấp.
Đáng chú ý, do trình độ nhận thức của người dân vùng chè Thái Nguyên chưa đồng đều và còn sơ khai nên giá trị sản phẩm thu được giữa các vùng chè chưa ổn định và chênh lệch khá cao. Do đó, chất lượng, giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên giữa các vùng trồng chè không đồng đều. bà con chưa mạnh dạn ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất chè. Bởi vậy, năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chè ở một số vùng đạt thấp, giá bán mỗi kg chè chỉ bằng 30-50% so với các xóm trà, làng trà phát triển có thương hiệu hơn.
Chè Thái Nguyên 2016 nhiều sản phẩm
Theo nhiều chuyên gia, Chè Thái Nguyên 2016 nhiều sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng. Trong đó, cái gốc phải là nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và phát triển bền vững các sản phẩm trà Nhất Phẩm. Tỉnh phấn đấu đến năm 2020 diện tích chè giống mới chiếm 80% diện tích chè toàn tỉnh, tăng gần 20% so với hiện nay. Ngoài ra, tỉnh sẽ đẩy mạnh việc hỗ trợ sản xuất chè và chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GAP khác.
Theo kế hoạch, chè Thái Nguyên 2016 sẽ mở rộng diện tích, phấn đấu nâng diện tích chè Thái Nguyên đạt 23 nghìn ha; năng suất chè búp tươi đạt 115 tạ/ha; sản lượng đạt 240 nghìn tấn vào năm 2020. Một trong những giải pháp mang tính đột phá trong phát triển cây chè là tỉnh ta sẽ tăng nhanh diện tích sản xuất chè an toàn. Theo đó, mục tiêu đề ra là đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có trên 16,8 nghìn ha thuộc vùng sản xuất chè an toàn, tập trung đủ điều kiện chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Giai đoạn 2016-2020, dự kiến Thái Nguyên sẽ xây dựng 7 mô hình vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất chè Thái Nguyên tại các địa phương là vùng chè trọng điểm của tỉnh như Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa, Đồng Hỷ, T.X Phổ Yên, Tân Cương Thái Nguyên…