Trà đạo Việt Nam có hay không?

Nhiều người thường đặt câu hỏi Việt Nam có trà đạo không? Cái đạo trong trà Việt cốt ở tinh thần, không trọng nghi lễ, có người bảo trà Việt Nam không phải đạo mà là cuộc sống!

1. Ở Việt Nam có trà đạo không?

  • Nếu đạo là con đường, là cung cách uống trà thì Việt Nam hẳn nhiên có trà đạo. Đó là cách uống trà của người Việt. Cách uống trà đó giản dị, gần gũi, nhưng cũng rất đỗi tinh tế như tâm hồn người Việt. Nghệ thuật trà Việt cốt là tình người, tình nghĩa bạn bè tâm giao, cốt ở sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên, hơn cả một thứ đạo, Trà Việt là một phần tất yêu của cuộc sống người Việt. Bởi thế, trà Việt không là một cái đạo như trà đạo Nhật Bản, không quá cầu kỳ như trà nghệ Trung Hoa, cũng không quá thực dụng như trà châu Âu.

trà đạo Việt nam

  • Còn nếu nói sâu xa hơn, thì trà đạo Việt Nam không đạo ấy mà là đạo. Đạo ở đây là gì? Cái đạo ấy bình dị như trong cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông: “đói ăn khát uống mệt ngủ liền”. Đó là khi uống một bát trà, người dân cảm thấy giải khát, sung sướng trong buổi trưa hè nắng nóng hay cảm thấy ám áp trong những ngày giá rét đêm đông. Khi đưa bát chè xanh lên miệng và uống đến ực, con người như uống cả thiên nhiên phong thủy hỏa thổ vào lòng với niềm vui sướng. Và đó, cũng là sự tri ân những người một nắng hai sương bên đồi trà, những người bỏng rát và táp mặt vì sao chè bên chảo lửa.
  • Một chén trà Tân Cương Thái Nguyên thơm được người Việt trao tay bạn nó chứa đựng nhiều ý nghĩa, dẫu khung cảnh giản đơn, bày biện sơ lược. Dẫu chén có sứt, dẫu ghế có cập kênh thì khi nhấp chén trà, hẳn mỗi người đều mê mẩn bởi màu nước vàng sánh trong xanh như trời như biển. Vị đắng chát gợi lên nỗi vất vả, cần lao của những người làm trà thủ công. Hậu vị ngọt mát của trà chính là tâm hồn người Việt giàu tình, giàu nghĩa như nhiều dân tộc hiền lành khác. Vì vậy mà chén trà cho con người ta nhìn nhận được lẽ cuộc sống, thấy được ngay giả, thiện ác mà lòng người cũng tĩnh lặng trước khổ đau, bão tố cuộc đời.
  • Bạn có thể xem trà đạo ở Nhật Bản tại đây: https://chetrathainguyen.com/tag/tra-dao-nhat-ban/

nghệ thuật trà Việt

2. Nghệ thuật uống trà còn thể hiện một hoá ứng xử trên kính dưới nhường của người Việt ta.

  • Trong gia đình truyền thống, người nhỏ pha trà mời người lớn, phụ nữ pha trà mời các ông. Người ta có thể uống trà trong yên lặng suy ngẫm như để giao hoà với thiên nhiên.Các chén nằm cạnh nhau thể hiện sự gắn bó giữa con người với con người, tình láng giềng khi mời ấm trà thơm ý ới gọi nhau đầu hồi cuối ngõ. Nếu rót trà theo chiều kim đồng hồ, mỗi chén rót một chút, từ đầu đến cuối, rồi lại vòng ngược lại đến đầu, các chén đều nhau cùng đậm hoặc cùng nhạt hoặc cùng vừa vặn mê người. Ý nghĩa của nó là thể hiện sự bình đẳng giữa chủ và khách trong sự hưởng thụ lộc giời.
  • Những cái đó là đạo của trà Việt. Người Việt mời trà nhau biểu hiện một phong độ văn hóa thanh cao, một sự kết giao tri kỷ, một tấm lòng ước mong hòa hợp, một sự tâm đắc của những người đối thoại. Người Việt Nam mời nhau uống trà là để bắt đầu một lời tâm sự, để bàn chuyện gia đình, xã hội, chuyện thế thái nhân tình. Đây là thứ văn hóa bình dị, cao cả mà hướng đến thực hành, hướng đến cảm nhận cái hồn của cuộc sống, loại bỏ hết mọi nguyên tắc nghi thức trói buộc, để con người tự do thưởng thức. Mà tự do là điều kiện tiên quyết để nhận thức cuộc sống, để khám bản thân mỗi người,để sáng tạo đó sao, vì vậy câu hỏi trà đạo Việt Nam có hay không không còn quan trọng nữa.