1. Muốn Nâng cao thương hiệu chè Thái Nguyên thì cần phải tổ chức lại hoạt động sản xuất chè theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, trồng chè sạch, chè an toàn.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc Nâng cao thương hiệu chè Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương, đơn vị thực hiện việc bảo tồn và phát triển các vùng chè, làng chè truyền thống nổi tiếng gắn với phương thức sản xuất truyền thống như chè Tân Cương, chè La Bằng, Khe Cốc, chè Trại Cài, Sông Cầu. Ngoài ra, các cơ quan trong tỉnh đẩy mạnh quy hoạch lại các vùng trồng chè để nâng cao năng suất, chất lượng và tính an toàn của nguyên liệu chè búp tươi Thái Nguyên. Việc bảo tồn sẽ phát huy vai trò trung tâm của người làm chè, các hợp tác xã sản xuất chè, đồng thời đẩy mạnh vai trò của các doanh nghiệp trong việc đầu tư, áp dụng KHCN vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trà.
Thái Nguyên cũng đang tính toán xây dựng một thương hiệu chung cho Trà Thái Nguyên để nâng cao thương hiệu chè Thái Nguyên. Qua đó, hỗ trợ người làm chè cơ chế để kiểm soát được chất lượng sản phẩm qua các công đoạn. Đồng thời, giúp cho người làm chè có điều kiện tiếp cận với KHCN, hệ thống máy móc thiết bị ngành chè hiện đại, bảo đảm chất lượng đầu ra ổn định. Cơ quan xúc tiến đầu tư thương mại của Thái Nguyên cũng sẽ đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, có cách tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước một cách chuyên nghiệp hơn để Trà Thái Nguyên nâng cao được giá trị trên thị trường trong và ngoài nước. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại các thị trường nước ngoài tiềm năng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu. Định vị thương hiệu chè thái nguyên trong lòng người tiêu dùng.
2. Một trong những hoạt động ý nghĩa để Nâng cao thương hiệu chè Thái Nguyên là việc sở KHCN tỉnh đã quan tâm đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè Thái Nguyên.
Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã được bảo hộ từ năm 2006. Tiếp đó, một loạt các nhãn hiệu của các vùng chè đặc sản trên địa bàn tỉnh như Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”; các nhãn hiệu tập thể “Chè La Bằng”, “Chè Trại Cài”, “Chè Vô Tranh” đã được xây dựng, góp phần giới thiệu, quảng bá và phát triển “Chè Thái Nguyên” trở thành một thương hiệu uy tín trên thị trường. Tới đây, tỉnh sẽ tăng cường đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên cũng như chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương nhằm bảo vệ các sản phẩm chè Tân Cương Thái Nguyên chính hiệu.
Có thể nói rằng, việc nâng cao thương hiệu chè Thái Nguyên không hề đơn giản, khi mà phải thay đổi thói quen, tập quán canh tác của người làm chè. Những cán bộ chuyên môn trong thời gian dài đã lăn lộn cùng bà con, tận tâm hướng dẫn bà con cách để làm chè sạch, chè hữu cơ Thái Nguyên. Để thay đổi quan niệm cứ chăm, cứ thúc cho chè lên càng mau lứa càng được coi là giỏi. Phun thuốc thì thì cứ sâu chết đến hết sâu là được. Lúc thu hái hay bảo quản cũng vậy, không phải bởi không có ý thức làm chè sạch mà trên thực tế người dân nắm bắt kỹ thuật sản xuất chè an toàn còn rất ít. Nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình, giờ đây, bà con hễ tác động đến đến chè thì đều phải báo cáo, ghi chép đầy đủ, nếu “lệch” so với quy trình thì coi như lô chè đó không được chứng nhận, không bán được giá cao. Cái lợi của làm chè sạch đã khiến bà con tâm huyết hơn.