Những người lính từ chiến trường trở về lại lao vào cuộc chiến làm kinh tế, biến các đồi hoang hóa của Thái Nguyên thành những đồi chè xanh tươi tốt.
1. Người lính cụ Hồ chăm chỉ trồng chè
- Từ chiến trường trở về, Ông Mưu Thanh Hữu (xóm Lát Đá, xã Bình Sơn, Thị xã Sông Công, Thái Nguyên) đã buông cây súng, nắm tay cuốc mở cuộc chiến đấu biến đồi hoang thành đồi chè tân cương thái nguyên, biến màu sỏi đá thành màu chè xanh ngan ngát. Quả đồi Lát Đá lởm chởm cây bụi, người cựu biên liền san đất, đốt cây bụi ươm hạt trồng chè giống. Bài toán đặt ra là nước tưới, ông liền đào một cái giếng ở dưới chân đồi lấy nước tưới chè, cây chè giữa đồi mà dòng nước mát tưới thì liền đâm chồi xanh tươi. Đất cằn sỏi đá đã phủ xanh màu lá chè nhờ sức người và ý chí sắt đá của người cựu binh.
- Nhờ bàn tay người lính vun trồng, cả đồi chè đã ngát màu chè xanh. Sau khi có kinh nghiệm làm chè, ông Hữu lại bày cách làm, truyền kinh nghiệm và xắn tay áo cùng những họ nghèo trong xóm phủ xanh quả đồi Lát Đá, giờ đây, quả đổi này có tên thân thương là đồi chè lính cụ Hồ. Nhờ phẩm chất của lính cụ Hồ, đồi chè đã phủ xanh đất trời, từ đó, các sản phẩm chè lan tỏa đi muôn phương, mang lại nguồn thu nhập khá ổn cho những người nông dân trăm năm vất vả trông trời trông đất để có miếng ăn, của để.
2.Cây chè gắn bó với người lính
- Với trường hợp của cựu chiến binh Trần Thanh Tiến (xóm Na Long, xã Hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên) lại khác. Cây chè gắn bó với ông từ nhỏ. Tổ quốc vẫy gọi, tạm biết nương chè, ông tòng quân chiến đấu. Sau giải phóng trở về, ông lại bầu bạn với cây chè Thái Nguyên. Dành dụm tiền rồi vay ngân hàng, ông Tiến đã mua các giống chè cành lai, chè Tân Cương nhất phẩm 500gr về trồng. Ông chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm từ những người trồng chè giỏi, kết hợp với kinhg nghiệm gia truyền và nhiệt tình ứng dụng các kỹ thuật trồng chè mới do tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn. Nhờ đó, vườn chè của gia đình ông xanh tốt, búp đẹp, lá xanh, nước đậm đà, khách đặt mua ào ạt.
- Người cựu binh này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm chăm bón, đốn tỉa cây che thai nguyen phù hợp để mỗi năm thu được ngót chục lứa chè, đem sao tẩm, bán cho các tiểu thương. Tính trung bình trong những năm gần đây, sau khi trừ hết các chi phí, gia đình ông Tiến kiếm được hơn một trăm triệu đồng từ việc bán các sản phẩm chè xanh, chè cám và chè tươi cho các nhà máy chế biến. Có tiền, ông lại đầu tư vào bất động sản, mua bán máy móc để làm trà thái nguyên thành phẩm bán cho các siêu thị, đại lý chè toàn quốc.