Chè Phúc Xuân Thái Nguyên

Làng chè Phúc Xuân Thái Nguyên là địa chỉ làng chè ngon nằm gần vùng chè Tân Cương Thái Nguyên, ở đây có chợ chè truyền thống.

1. Giới thiệu chè Phúc Xuân Thái Nguyên

Xã Phúc Xuân thuộc TP Thái Nguyên, nằm tiếp giáp với vùng chè Tân Cương Thái Nguyên. Phúc xuân có 5 làng nghề trồng chè. Du khách đến đây sẽ được ngắm những vườn chè xanh tốt, để họ hiểu người làm chè Phúc Xuân tâm huyết với cây chè như thế nào khi tưới chè bằng nguồn nước lấy từ lòng đất; hái chè đúng kỹ thuật một tôm, hai lá; chế biến chè bằng tôn quay… Chè là cây kinh tế chủ lực của xã bởi Phúc Xuân có 1.500 hộ dân thì có khoảng 80% hộ dân trồng chè, kinh doanh chè Thái Nguyên ngon.

Nhiều người thích uống chè phúc xuân thái nguyên
Nhiều người thích uống chè phúc xuân thái nguyên

Theo những tờ rơi Giới thiệu vùng chè Phúc Xuân Thái Nguyên, hiện xã Phúc Xuân có khoảng 300ha chè, trong đó có khoảng 270ha chè kinh doanh. Trong đó, số diện tích chè trung du hiện chỉ còn khoảng 50%, số còn lại là các loại chè giống mới. Năng suất chè bình quân đạt khoảng 110-120 tạ/ha, thu nhập từ 1ha chè của xã bình quân đạt 80 triệu đồng/năm. Chè Phúc Xuân có đặc điểm gần tương đồng với chè Tân Cương, với vị đậm êm dịu cùng ngọt hậu lan tỏa. Với nhiều người, chợ chè Phúc Xuân là một địa điểm có từ lâu đời, nơi người dân quanh vùng mang các sản phẩm trà đến bán.

Người dân Thái Nguyên không chỉ giỏi làm chè mà còn khéo giới thiệu về nghề truyền thống của quê hương. Đến thăm đồi chè, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy quy trình thu hái, chế biến và thưởng thức sản phẩm chè Phúc Xuân; cảm nhận được mùi hương thơm ngát, vị chát nơi đầu lưỡi, ngọt ngào, thanh tao nơi cuống họng sau khi nhâm nhi chén nước chè sóng sánh, của người làm chè Phúc Xuân. Với những trải nghiệm này, mỗi người sẽ thêm yêu và sử dụng sản phẩm chè Phúc Xuân Thái Nguyên nhiều hơn.

2. Tìm hiểu Chè Phúc Xuân Thái Nguyên

Đi sâu tìm hiểu Chè Phúc Xuân Thái Nguyên, chúng tôi đến làng chè Cây Thị, làng chè Cao Khánh, xã Phúc xuân, nơi có nhiều hộ đồng bào dân tộc trồng chè. Mấy năm gần đây, được sự động viên của cán bộ khuyến nông, hỗ trợ giá giống chè lai của Nhà nước, người dân trong xóm đã tích cực tham gia các lớp tập huấn về trồng, chế biến chè Thái Nguyên ngon; áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, chế biến chè, từ đó, nhiều giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao đã được đưa vào trồng như: LDP1, TRI 777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên… Đến nay, trong tổng diện tích 25ha chè kinh doanh của xóm, diện tích chè giống mới đã chiếm trên 90%; năng suất tăng lên 15-17 tấn/năm.

Chợ trà Phúc Xuân họp vào các ngày 1, 4, 6, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 24, 26, 29 âm lịch hằng tháng là chợ chè lớn của Đất trà Thái Nguyên. Sáu giờ sáng, người từ khắp nơi đã chở những bao tải trà nghễu nghện sau xe máy hoặc chất đầy trong thùng ô tô tải đổ về chợ. Chợ có bàn ghế, ấm chén và thơm lừng mùi trà xanh. Người bán trà tươi mưởi chào khách với những bao chè vừa chế biến thô. Người mua vui chân dừng lại, một tay thọc vào bao nhúm một nhúm trà thả vào lòng bàn tay kia, dàn đều để cảm nhận bằng tay, ngắm bằng mắt, đưa lên mũi ngửi. Pha là công đoạn quan trọng nhất. Thả nhúm trà vào một cái chén, mở phích rót nước sôi ngập trà rồi đổ đi để tráng; tiếp tục rót nước sôi ngập trà và lấy một cái chén khác úp lên trên. Người mua chè ngắm màu nước, ngửi hương, nhấp vài ngụm mà cảm nhận vị… “Nước kém lắm”, “Không lên hương”, “Ốp khô quá nó xơ chè”, “Chất chè quá êm”, “Cánh đẹp”, “Nước xanh đấy”, “Hai mươi thôi”, “Hai sáu mới bán”… lời trao lời, mắt nhìn mắt, rồi mặc cả, rồi bán mua. Theo kinh nghiệm: “Chè ngon thì bã xanh đều, nước trong xanh, cánh nhỏ.”

Trong mấy ngày lang thang quanh những đồi chè, Tìm hiểu Chè Phúc Xuân Thái Nguyên, chúng tôi được biết, bên cạnh trồng chè, người dân trồng chè ở Phúc Xuân còn phát triển các vườn ươm chè giống để cung cấp thêm hom chè giống cho người dân bản địa và ở các huyện lân cận như: Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên… Chè giống cũng là nghề hái ra tiền. Đến với Phúc Xuân những ngày này, chúng tôi thấy những lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới chào mừng Đại hội Đảng, chào đón một năm mới đến, lá chè Đinh ngọc đã mang ấm no, màu ngói đỏ đến với đồng bào các dân tộc Thái Nguyên.