Chè La Bằng trên đất trà Thái Nguyên

Cùng với vùng chè Tân Cương, sản phẩm chè La Bằng trên đất trà Thái Nguyên cũng dần được ẩm khách yêu mến bởi chất lượng trà ngon, nước xanh, vị chát đầy khiêu khích.

  • Thực ra, người ta rất dễ nhận ra được đặc trưng của Chè La Bằng trên đất trà Thái Nguyên. Mặc dù vị đậm không được êm sâu như chè Tân Cương long ẩm 500gr, bù lại Chè La Bằng lại có vị chát rất đậm đầy khơi gợi, màu nước trà xanh và vị ngọt hậu cũng không thua kém vùng chè ngon nào. Một phần do ở vùng này có dãy núi Tam Đảo hứng mưa hứng nắng nên trà có nhiều vị chát. Ngày nay, cây rừng bị chặt nhiều, mà đồi núi không cao lắm nên ánh nắng vẫn vừa đủ để chè La Bằng khống quá đắng đót. Tất nhiên, cái nghèo khó của vùng La Bằng là thấy rõ, và sự cần mẫn đến khổ ải của người dân nơi đây, sống chết với cây chè, và ngày nay cũng đã phần nào năng động để xây dựng hình ảnh thương hiệu che La Bang trên bản đồ vùng Đệ nhất trà Việt Thái Nguyên này.

chè La Bằng

Vùng chè La bằng

  • Trà ngon La Bằng, người uống uống vậy thôi, còn người làm ra cũng rất là kỳ công đấy. Một trong những lão nông nhiều năm làm chè ở La Bằng thổ lộ: Nghề làm chè, người uống thì ngon, người làm thì móng tay cáu, mặt dám nắng dám lửa, lưng còng gánh nước tưới, rồi xới đất tỉa cành dọn cỏ vườn chè. Vất vả mãi, duyên nợ với cây chè, mãi rồi cũng phải yêu nó thôi, yêu cái cây chè ở đất La Bằng này thôi. Tất cả vì miếng cơm manh áo cả. Ban đầu, nhiều tiểu thương vào thu mua chè La Bằng sơ chế, đem về Tân Cương lấy danh chè Tân Cương để bán cho giá cao, người dân biết thế, nhưng làm sao được, thương hiệu chè La Bằng vẫn chưa được định hình. Lớp con cháu bây giờ khác rồi, chúng nó đã mạnh dạn lấy tên của mảnh đất này để dán lên tem chè rồi, tự tin rồi, giống chè mới, cũng 1 tám 1 mười với chè Tân Cương chứ bộ.

Người dân trồng chè La Bằng cũng đã biết làm chè sạch thái nguyên theo tiêu chuẩn VIETGAP.

  • Đấy là ý thức nhân văn trong làm ăn, không như người trồng rau trồng riêng một luống nhà ăn là sạch, còn bán cho người phun thuốc BVTV tùm lum tùm la. Người trồng chè biết bón phân vừa phải, hạn chế phân hóa học, tăng cường phân vi sinh, biết cách ly thời gian hái tối thiểu 15-18 ngày khi phun thuốc. Người làm chè cũng đủ nhẫn lại để chè tự lên hương, để hương chè tự theo nhiệt của ngọn lửa mà thơm, cánh chè theo sự khéo léo của người làm mà xoắn tít, mà lên tuyết chứ không dùng các loại hóa chất tạo hương, tạo mùi, tạo màu cho chè. Ấy thế nên ít khi thấy điều tiếng về chè bẩn ở vùng núi cao nghèo khó La Bằng này.
  • Với nhiều người La Bằng, chè không chỉ là cây thoát nghèo, cây làm giàu, mà chè còn là một người bạn, một vị khách và chứa đựng sự trân trọng, niềm tin, yêu nghề, yêu chè, và cây chè như cây trồng linh thiêng gắn liền với đời sống hàng ngày. Và người ta cứ hay ví von vị ngọt dịu của chè La Bằng như bờ môi cô gái Tày tuổi đôi mươi. Không biết nụ hơn ngọt ngào thế nào, nhưng chắc là cái vị ngọt trời cho ở đất chè này cũng là một phần thưởng cho bao đôi tay tảo tần gian khổ vẫn hàng ngày cần mẫn bên từng luống chè, vạt chè và bên chảo gang, củi lửa nhem nhuốc khói cay nhèm.
  • Biết thế nào cho vừa, thôi thì, chè Minh Cường cũng đã lựa chọn một số hợp tác xã làm ăn uy tín ở La Bằng và một số hộ có tay nghề cao trong chế biến chè để ký hợp đồng bao tiêu các sản phẩm chè xanh La Bằng, cùng mang đến cho đời thêm một thứ chè ở vùng quê nghèo La Bằng một sản phẩm góp phần làm phong phú các dòng sản phẩm che thai nguyen, Trà La Bằng thơm ngon thế nào, mời cùng chiêm nghiệm.

4 thoughts on “Chè La Bằng trên đất trà Thái Nguyên

  1. Pingback: Nguồn gốc cây chè Thái Nguyên - Chè Minh Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *