Tìm hiểu Nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản (P2)

Uống trà, bên cạnh một nhu cầu giải khát, một thứ nước uống bổ dưỡng được sử dụng phổ biến thứ hai sau nước lọc, thì Trà Đạo Nhật Bản còn nâng tầm việc uống trà để nhận biết cuộc sống.

 1. Tinh thần của Trà đạo Nhật Bản

  • Không chỉ là thức uống bổ dưỡng, được cổ nhân coi như phương thuốc thần kỳ, người Việt còn coi trà là cầu nối tình thân bạn bè, hàng xóm, tri âm tri kỷ.
  • Ngoài ra, người Nhật còn coi việc thưởng trà, hương trà thơm khai mở mỗi người suy nghĩ về cõi nhân sinh, suy nghĩ những câu hỏi về bản chất của cuộc sống, của cuộc đời mỗi con người. Việc thưởng trà để con người thực hành nghệ thuật, thấu hiểu vẻ đẹp cuộc sống, tìm về với bản tính tự nhiên của mình.
  • Đó chính là Trà đạo Nhật Bản. Cái tinh thần của Trà Đạo Nhật Bản cũng chính là cái tinh thần của Trà Đạo Việt Nam, ở đây có sự gặp gỡ của nhận thức và hướng về tri tuệ, minh triết sống của mỗi dân tộc, mỗi con người.

tinh thần trà đạo nhật bản

Nghi thức khai mở tinh thần trong trà đạo Nhật

 2. Xưa nay, tinh thần của Trà Đạo Nhật Bản được biết đến qua bốn chữ “Hoà, kính, thanh, tịch”.

  • Hòa có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa người thưởng trà, người pha trà, chủ trà với các dụng cụ pha trà. Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống, với thứ sản vật quý mà người nông dân phải một nắng hai sương trồng, chăm sóc mới có được, nó còn là thứ quà tặng của đất mẹ, của mưa nắng xứ sở. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Đó là ý nghĩa của chữ Thanh. Một tấm lòng yên tĩnh thì tự khắc mọi đau khổ, mọi bấn loạn, mọi lo lắng, mọi ganh tỵ hơn thua, mọi muộn phiền của đời sống cũng theo đó mà tan biến.
  • Cuối cùng, khi lòng mỗi chúng ta thanh thản, an bằng hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi núi đồi hoang vắng. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt. Đó là ý nghĩa của chữ Tịch. Bốn chữ “Hòa, Kính, Thanh, Tịch” như một thước đo bản thân vị trà nhân đang ở vị trí nào trên con đường Trà đạo. Đó chỉ là bề ngoài, chưa phải là đạo, đạo là con đường mỗi người phải tự tìm, tự chiêm nghiệm sau những gợi mở từ chén trà thơm, chẳng hạn như chén trà Thái nguyên Đặc Biệt 500gr. Nào, hãy cũng bắt đầu khám phá tinh túy của trà đạo Nhật Bản nhé.
  • Đọc thêm nghệ thuật trà đạo Nhật Bản (P1): 

Tìm hiểu nghệ thuật trà đạo Nhật Bản (P1)

One thought on “Tìm hiểu Nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản (P2)

  1. Pingback: Tìm hiểu nghệ thuật trà đạo Nhật Bản (P1)- Chè Thái Nguyên

Comments are closed.