Dự án Phát triển chè Thái Nguyên

Năm 2017, Dự án Phát triển chè Thái Nguyên đã phối hợp với các đơn vị liên qua triển khai hỗ trợ 36 mô hình sản xuất chè Thái Nguyên với trên 1.000 người làm chè.

  1. Phát triển chè Thái Nguyên an toàn

Năm qua Dự án Phát triển chè Thái Nguyên của ngành nông nghiệp Thái Nguyên đã phát triển được 20 mô hình sản xuất chè an toàn chứng nhận VietGAP. Các mô hình chè Thái Nguyên an toàn có diện tích hơn 217ha, 648 hộ tham gia.

Cùng với đó, Dự án Phát triển chè Thái Nguyên đã phát triển 12 mô hình tưới tiết kiệm diện tích 86 ha, 390 hộ tham gia. Dự án cũng hỗ trợ mô hình sử dụng máy sao chè Thái Nguyên bằng GAS tại các vùng sản xuất chè tập trung trong điểm của các huyện, thành phố, thị xã.

Hái chè thái nguyên an toàn
Hái chè thái nguyên an toàn

Các mô hình sản xuất chè Thái Nguyên an toàn chứng nhận VietGAP đã tiến hành tập huấn kỹ thuật. Đồng thời, tư vấn chứng nhận, hướng dẫn ghi chép nhật ký nông hộ, hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận và đánh giá chứng nhận lần 2.

Cùng với Dự án Phát triển chè Thái Nguyên, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học vào trồng chè.

  1. Phát triển chè Thái Nguyên nhờ khoa học, công nghệ

Thái Nguyên đã chủ trương Phát triển chè Thái Nguyên nhờ khoa học, công nghệ. Bao gồm việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình lai tạo giống, chăm sóc, chế biến và bảo quản sản phẩm chè khô Thái Nguyên.

Tiêu biểu là việc trồng và chăm sóc chè Thái Nguyên trong nhà kính của Tổ sản xuất chè VietGAP ở xóm Trung Thành 1, xã Vô Tranh (Phú Lương). Nhà kính  giúp giữ nhiệt nên cây chè Thái nguyên có thể cho thêm được 2 lứa vụ đông. Đây chính là vụ có ít chè thành phẩm nên giá bán tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với chính vụ; hạn chế một số loại sâu bệnh, công chăm sóc và tưới nước cũng ít hơn.

Tỉnh cũng đang xây dựng “mô hình điểm” sản xuất chè Thái Nguyên ứng dụng công nghệ cao với quy mô 5ha tại xã Phúc Trìu. Đây là mô hình được hỗ trợ đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, quản lý, từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

Dự án Phát triển chè Thái Nguyên đẩy mạnh áp dụng khoa học vào sản xuất, chế biến chè là cơ hội để người làm làm chè nâng cao chất lượng sản phẩm.