Chè Thái Nguyên toàn cầu

Trên con đường phát triển, Chè Thái Nguyên toàn cầu đã khởi đầu với việc được công nhận thương hiệu tại một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan.

  1. Nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên trên thế giới

Các cơ quan sở hữu trí tuệ của Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè Thái Nguyên. Đây là một sự khẳng định đối với uy tín, chất lượng, danh tiếng và giá trị của chè Thái Nguyên toàn cầu.

Cụ thể, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 4903925 cho nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”.

chè thái nguyên ở trung quốc

Tổng cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 16602364 và 16602365 cho nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”.

Cục Sở hữu trí tuệ Đài Loan cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 01870267 cho nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”.

Trước đó, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”. Tiếp đó, một loạt nhãn hiệu của các vùng chè đặc sản trên địa bàn tỉnh đã được bảo hộ, như: Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”; các nhãn hiệu tập thể “Chè La Bằng”, “Chè Trại Cài”, “Chè Vô Tranh”.

Để quy mô Chè Thái Nguyên toàn cầu, các cơ quan của tỉnh thái Nguyên cần tiếp tục đăng ký thương hiệu chè Thái Nguyên tới các nước khác.

  1. Nâng tầm thương hiệu Chè Thái Nguyên

Với gần 22.000ha chè Thái Nguyên, hiện nay, Thái Nguyên là địa phương có diện tích chè lớn thứ hai trong cả nước . Năm 2017, sản lượng chè toàn tỉnh đạt trên 210.000 tấn, giá trị sản xuất đạt gần 120 triệu đồng/ha; sản lượng chè qua chế biến đạt trên 42.000 tấn, trong đó chế biến công nghiệp là hơn 8.500 tấn.

Sản phẩm chè Thái Nguyên đã có mặt trên toàn quốc và một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, như: Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan, Srilanca, Afghanistan… với sản lượng xuất khẩu đạt hơn 3.800 tấn/năm.

Dẫu vậy, việc xuất khẩu sản phẩm chè Thái Nguyên ra các thị trường trên thế giới vẫn còn khó khăn. Trên thực tế đánh giá của nhiều khách hàng, sản phẩm chè Thái Nguyên không thua kém bất kỳ một sản phẩm chè của địa phương hay quốc gia nào.

Cái yếu, cái thiếu trong sản phẩm chè xuất khẩu của chúng ta bị tích lũy trong cả quá trình từ sản xuất, chế biến đến quảng bá, tiêu thụ. Đặc biệt, việc nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” chưa được bảo hộ trên thị trường quốc tế đã khiến sản phẩm chè của chúng ta gặp không ít bất lợi khi vươn ra các thị trường trên thế giới.

Sự kiện “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan là tin vui. Để giấc mơ Chè Thái Nguyên toàn cầu sớm được hiện thực.