Chè Thái Nguyên gập ghềnh xuất ngoại

Dù là đệ nhất trà việt, song Chè Thái Nguyên gập ghềnh xuất ngoại, đang thiếu rất nhiều những sản phẩm trà Thái Nguyên có giá trị cao.

1. Chè Thái Nguyên số 1 trong nước

Thị trường trong nước, Chè Thái Nguyên là số 1. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có mặt hàng chè Thái Nguyên được bán với nhiều hình thức: cửa hàng, đại lý, chợ, hệ thống siêu thị…

Nhiều đơn vị, doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình chế biến, kinh doanh Chè Thái Nguyên đều có mạng lưới tiêu thụ chè khắp cả nước.

thu hái chè Thái Nguyên xuất khẩu
thu hái chè Thái Nguyên xuất khẩu

Hội nhập đang tạo ra động lực cho các doanh nghiệp chè Thái Nguyên mở rộng thị trường sang các nước Bắc Mỹ. Đây là thị trường vốn được xem là khó tính trong nhập khẩu và tiêu thụ chè.

80% lượng chè Thái Nguyên sản xuất ra là tiêu thụ trong nước. Chúng ta thiếu các sản phẩm trà Thái Nguyên đẳng cấp thế giới. Điều không biết nên mừng hay lo là, trà ngon chúng ta tiêu thụ trong nước.

Giá chè Thái Nguyên tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định. Hiện đang ở mức 120.000 – 250.000 đồng/kg chè thành phẩm đối với sản phẩm loại trung bình; từ 280.000 – 650.000 đồng/kg chè xanh đặc sản; chè Đinh Ngọc có giá 2.500.000 – 3.000.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá chè xuất khẩu hiện dao động 1,7 – 2,0 USD/kg tùy chủng loại.

2. Có nên xuất khẩu chè Thái Nguyên thô?

Tỉnh Thái Nguyên vừa thông qua Đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững thương hiệu che thai nguyen giai đoạn 2016 – 2020. Dù vẫn xác định nội tiêu là thị trường tiềm năng song hướng đi tất yếu, sống còn trong tương lai của chè Thái Nguyên phải đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn Quốc tế.

Hiện nay, chè Thái Nguyên xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu chè búp khô và chè đen thành phẩm. Chè Thái Nguyên gập ghềnh xuất ngoại với một vài thị trường quen thuộc. Trong đó Pakistan chiếm thị phần tới 50% sản lượng chè xuất khẩu Thái Nguyên.

Trà Thái Nguyên không thua kém bất kỳ chè của quốc gia nào. Một số nước đã lấy sản phẩm chè nguyên liệu búp khô xuất khẩu của Việt Nam để đấu trộn, chiết xuất rồi mặc áo, đóng nhãn mác mới. Họ bán với giá gấp hàng chục lần so với giá thu mua.

Tại sao lại không tạo ra được nhiều sản phẩm chè Thái Nguyên có giá cao như vậy? Quan trọng hơn cả là việc sản xuất chè an toàn sẽ phải là xu thế tất yếu, là đòi hỏi cấp thiết để đổi thay phương thức. Chỉ đổi thay mới có sản phẩm chè có giá trị, chất lượng cao, khi đó Chè Thái Nguyên gập ghềnh xuất ngoại sẽ đỡ hơn.