Cách chế biến chè Tân Cương Long ẩm

Từ kinh nghiệm làm chè, Trà Minh Cường xin giới thiệu Cách chế biến chè Tân Cương Long ẩm chất lượng đỉnh cao. Các nghệ nhân lành nghề với niềm đam mê nghề nhiều năm, trao truyền qua nhiều thế hệ đã tạo ra sản phẩm Trà Long ẩm trên mức tuyệt vời.

  1. Kỹ thuật hái chè Tân Cương Long ẩm

Nguyên liệu làm chè Tân Cương Long ẩm chính là 1 tôm của những ngọn chè trên những đồi chè Tân Cương Thái Nguyên. Trà Long ẩm được canh tác bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP. Chỉ hái một tôm hoặc cùng lắm là thêm một lá non nếu như lá non ấy còn nhỏ, chưa nở lớn. Thời gian hái nên hái vào buổi sáng sớm, tránh những ngày mưa các bạn nhé.

Những tôm chè Tân Cương Long ẩm sau khi hái phải để nơi râm mát. Phải bỏ chè trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất. Hái xong phải đưa ngay về xưởng chế biến. Rải búp chè đều với bề dày không quá 20cm, thường xuyên đảo rũ khoảng 2 giờ/lần.

che-long-am-2016
Những túi Chè Tân Cương Long ẩm 500g của tiệm Trà Minh Cường

Khi vận chuyển không được để giỏ, sọt đựng chè trực tiếp xuống đất để tránh nguy cơ gây ô nhiễm. Phương tiện vận chuyển chè búp tươi phải được rửa bằng nước sạch trước khi xếp giỏ, sọt chè lên. Sọt đựng chè thì người thợ chè nên gùi về và để riêng một chỗ. Tuyệt đối không vận chuyển chung với các hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm như phân bón, thuốc trừ sâu.

  1. Quy trình Chế biến chè Tân Cương Long ẩm

Quy trình chế biến chè chè Tân Cương Long ẩm gồm các bước chính:

Những tôm chè được làm héo nhẹ (xao hoặc xào);  diệt men; vò và làm tươi, sấy khô (sấy sơ bộ); xao lăn tạo hình và làm khô); phân loại, thành phẩm. Trong đó, công đoạn làm héo để giảm đi một lượng ẩm nhất định làm đọt chè mềm mại hơn. Điều đó tạo thuận lợi cho quá trình diệt men tiếp theo được triệt để.

Cánh chè Long ẩm của Trà Minh Cường bé xíu

Những đọt chè sau khi làm héo nhẹ được cho vào tôn quay dùng nhiệt độ cao để đình chỉ ngay mọi hoạt động của enzim (men). Đồng thời làm cho cánh chè mềm dẻo tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vò chè. Giúp giảm các chất gây mùi hăng ngái, hương thơm của chè xuất hiện.

Vò chè Tân Cương Long ẩm và làm tươi: Vò chè làm xoăn dập, làm cho nước ép lên bề mặt lá,. Sau khi sấy khô thì đọng lại và hòa tan nhanh khi pha chè. Chè được vò 2 lần, mỗi lần vò từ 25 – 30 phút bằng tay hoặc dùng máy chuyên nghiệp. Sau mỗi lần vò, chè phải được rũ tơi. Kết thúc quá trình vò, chè xoăn chặt dạng sợi. Tiếp đó cho nguyên liệu vào sấy làm giảm lượng nước trong chè đến độ ẩm cần thiết. Cố định một phần độ xoăn của cánh chè sau khi vò. Đồng thời góp phần tăng cường hương thơm cho chè thành phẩm. Sau khi sấy chè đang nóng và ẩm cần được tãi mỏng.

Xao lăn tạo hình và làm khô: Sau khi sấy sơ bộ, thủy phần của chè Tân Cương Long ẩm còn cao và ngoại hình thô. Dưới tác dụng của nhiệt, tác động cơ học của thiết bị, chè được làm khô tới độ ẩm yêu cầu. Ngoại hình chè xoăn chắc, mùi thơm của chè bắt đầu xuất hiện. Nhiệt độ thành thiết bị khi sao lăn là 120-150 độ C, thời gian sao 30 – 40 phút. Kết thúc quá trình sao, chè khô đều xoăn chặt, thủy phần còn lại khoảng 3 – 5% gọi là chè xanh bán thành phẩm.

Tiếp đó, nguyên liệu được lấy hương trước khi trở thành sản phẩm trà Tân Cương ngon thứ thiệt. Cách chế biến Chè Tân Cương Long ẩm là vậy.  Song để chế biến ra những sản phẩm trà ngon, rất cần đến tính nghệ thuật của các nghệ nhân. Trong đó phải kể tới kinh nghiệm của những nghệ nhân làm chè lâu năm.